5 ngân hàng có vốn chủ sở hữu vượt 100 nghìn tỷ đồng

Mùa BCTC quý III/2022 đã hé lộ danh sách 5 ngân hàng có vốn chủ sở hữu vượt 100 nghìn tỷ đồng, trong đó có 3 nhân tố mới.

Đáng chú ý, 5 ngân hàng này cũng nằm trong danh sách top 20 doanh nghiệp niêm yết có lợi nhuận cao nhất quý III/2022, với mức tăng trưởng lợi nhuận so với cùng kỳ năm trước đều trên 2 chữ số.

Đứng đầu danh sách 5 ngân hàng có vốn chủ sở hữu vượt 100 nghìn tỷ đồng chính là Vietcombank - ngôi sao sáng giá trong ngành ngân hàng suốt 2 năm qua. Tính đến ngày 30/9/2022, vốn chủ sở hữu của ngân hàng này lên tới 128,3 nghìn tỷ đồng, tăng thêm hơn 19.200 tỷ (17,6%) so với đầu năm.

Đây cũng là ngân hàng đầu tiên có vốn chủ sở hữu vượt mốc 100 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2021. Hiện, Vietcombank có vốn điều lệ lên mức 47.325 tỷ đồng, tăng hơn 10 nghìn tỷ đồng so với đầu năm. Lợi nhuận chưa phân phối hơn 57.700 tỷ đồng.

5 ngân hàng
Theo sát nhóm 5 ngân hàng có vốn chủ sở hữu vượt mốc 100 nghìn tỷ đồng là MB

Đứng thứ 2 trong danh sách 5 ngân hàng này là Techcombank. Vốn chủ sở hữu của nhà băng này lên tới 109,899 tỷ đồng và đã vượt mốc 100 nghìn tỷ vào cuối quý II/2022.

Sau 9 tháng đầu năm, vốn chủ sở hữu của Techcombank tăng thêm hơn 16.800 tỷ đồng, lên mức 35.172 tỷ đồng. Lợi nhuận chưa phân phối của ngân hàng lên tới 64.059 tỷ đồng. Đây là con số kỷ lục, cao nhất trong các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

Đứng thứ 3 trong danh sách 5 ngân hàng có vốn chủ sở hữu vượt 100 nghìn tỷ đồng chính là Vietinbank. Đây cũng là thành viên mới gia nhập vào "câu lạc bộ" danh giá này. Ngoài ra còn có 2 người anh em là VPBank và BIDV.

Theo báo cáo tài chính quý III/2022, VietinBank ghi nhận vốn chủ sở hữu hợp nhất đạt hơn 106 nghìn tỷ đồng, tăng 13,3% so với cuối năm 2021. Đây cũng là 1 trong 3 ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất hệ thống.

Kết thúc quý III/2022, Vốn điều lệ ngân hàng này đạt 48.057 tỷ đồng. Lợi nhuận chưa phân phối đạt gần 34.000 tỷ đồng. Sau 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của VietinBank đạt 15.764 tỷ đồng, tăng 13,3% so với cùng kỳ.

Tương tự, VPBank cũng vượt mốc 102,366 tỷ đồng về vốn chủ sở hữu, tăng 18,6% so với cuối năm 2021. Hiện, vốn điều lệ của VPBank đạt 45.056 tỷ đồng. Theo như VPBank thông báo, nếu hoàn tất việc phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức, vốn điều lệ vào tháng 11 này thì vốn điều lệ của VPBank sẽ tăng lên 67 nghìn tỷ đồng và trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.

Hết quý III, Lợi nhuận chưa phân phối của VPBank hiện đạt hơn 38.375 tỷ đồng, tăng 71% so với đầu năm. lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 19.800 tỷ đồng, tăng 70% so với cùng kỳ năm 2021.

Ngân hàng thứ 5 gia nhập nhóm 5 ngân hàng có vốn điều lệ trên 100 nghìn tỷ đồng chính là BIDV. Khi kết thúc quý III/2022, Vốn chủ sở hữu của ngân hàng đã tăng 16,9%, lên 100.925 tỷ đồng. Hiện, BIDV có vốn điều lệ cao nhất hệ thống với 50.585 tỷ đồng, lợi nhuận chưa phân phối ở mức 20.593 tỷ.

Trong quý 3, BIDV báo lãi trước thuế đạt 6.673 tỷ đồng, gấp 2,5 lần quý 3/2021. lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm đạt hơn 17.676 tỷ đồng, tăng 65% so với cùng kỳ.

Theo sát nhóm 5 ngân hàng có vốn chủ sở hữu vượt mốc 100 nghìn tỷ đồng là MB. Nhưng kết thúc quý III/2022, vốn chủ sở hữu của MB mới đạt 75,9 nghìn tỷ đồng, dù đã tăng 21,5% so với đầu năm. Với con số này, MB còn cách khá so với 5 ngân hàng trên.

Xem thêm

Ngân hàng BIDV: LNTT tăng 150% trong quý III/2022

Ngân hàng BIDV: LNTT tăng 150% trong quý III/2022

Ngân hàng BIDV ghi nhận lợi nhuận trước thuế quý III/2022 đạt 6.673 tỷ đồng, tăng 150% so với cùng kỳ. Đồng thời, BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên có tổng tài sản vượt mốc 2 triệu tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...