Ngân hàng ADB thay đổi mô hình hoạt động

Ngân hàng Phát triển Châu Á (Ngân hàng ADB) cho hay đã thông qua lộ trình cải cách toàn diện, với mô hình hoạt động mới.
Ngân hàng ADB thay đổi mô hình hoạt động

Mục đích của việc thay đổi này nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi và phục vụ hiệu quả hơn nhu cầu đang thay đổi nhanh chóng của các nước thành viên đang phát triển ở Châu Á - Thái Bình Dương, Ngân hàng ADB nêu trong thông báo.

Theo đó, nội dung thay đổi theo mô hình hoạt động mới của ADB sẽ tập trung vào 4 nội dung chính là (i) nâng cao năng lực của mình với tư cách là ngân hàng khí hậu của khu vực, (ii) tăng cường hoạt động nhằm phát triển khu vực tư nhân và huy động đầu tư tư nhân trong khu vực, (iii) cung cấp một loạt các giải pháp phát triển chất lượng cao hơn cho các nước thành viên đang phát triển và (iv) hiện đại hóa cách thức làm việc để đáp ứng dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn và gần gũi hơn với khách hàng.

Bản lộ trình là kết quả của cuộc đánh giá về mặt tổ chức, được bắt đầu vào tháng 6-2021 và được tiếp nhận quan điểm của các khách hàng khu vực, ban lãnh đạo, ban giám đốc điều hành và nhân viên của ADB. Quá trình đánh giá được chỉ đạo với nguyên tắc tối đa hóa hiệu quả phát triển của ADB.

Với các khách hàng của Ngân hàng ADB, mô hình hoạt động mới sẽ tăng cường trải nghiệm làm việc với ngân hàng. 5 Tổng Vụ khu vực của Ngân hàng ADB (bao gồm Trung và Tây Á, Đông Á, Thái Bình Dương, Nam Á và Đông Nam Á) và các cơ quan đại diện thường trú tại các quốc gia có các hoạt động của ADB sẽ trở thành một cửa duy nhất cho tất cả các sản phẩm và dịch vụ của Ngân hàng ADB, kể cả kênh chính phủ và kênh tư nhân. 

Đội ngũ nhân viên và kiến thức chuyên môn từ các lĩnh vực, các chủ đề và các chuyên môn khác mà Ngân hàng ADB hoạt động sẽ được củng cố, với việc tăng cường triển khai tới các khu vực và quốc gia để cung cấp phạm vi và chất lượng giải pháp tốt hơn, đưa nhiều nhân viên hơn đến làm việc tại các quốc gia, gần hơn với khách hàng.

Mô hình hoạt động mới dự kiến sẽ được triển khai vào quý II/2023. Việc triển khai theo từng giai đoạn sẽ giảm thiểu sự gián đoạn đối với các khách hàng và đối tác phát triển của Ngân hàng ADB.

Xem thêm

ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Trong khi đó, báo cáo mới nhất của ADB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương xuống còn 4,6% trong năm nay do lo ngaị về mức tăng trưởng chậm hơn của Trung Quốc, cùng với việc thắt chặt tiền tệ ở các nền kinh tế phát triển và hậu quả từ cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...