6 tháng đầu năm: Doanh nghiệp thành lập mới tăng cả về số lượng và vốn đăng ký

Trong 6 tháng qua có 64.531 doanh nghiệp thành lập mới (tăng 5,3% số doanh nghiệp) có tổng số vốn đăng ký đạt 648.967 tỷ đồng (tăng 8,9% số vốn đăng ký) so với cùng kỳ năm trước.
6 tháng đầu năm: Doanh nghiệp thành lập mới tăng cả về số lượng và vốn đăng ký

Thông tin này vừa được  Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố. Trong 6  tháng cả cả nước có 64.531 DN thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 648.967 tỷ đồng, tăng 5,3% về số DN và tăng 8,9% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017. Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một DN đạt hơn 10 tỷ đồng, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong 6 tháng đầu năm cũng ghi nhận có gần 510.000 lao động được các DN mới thành lập đăng ký sử dụng, giảm 18,9% so với cùng kỳ năm 2017. Vốn đăng ký tăng thêm của các DN tăng vốn đã góp phần nâng tổng vốn đăng ký trong 6 tháng đầu năm nay đạt hơn 1,8 triệu tỷ đồng, tăng 26,5% so với cùng kỳ năm trước.

"Cũng theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, tình hình đăng ký DN tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2018 ghi nhận, số DN quay trở lại hoạt động trong tháng 6 là 2.725 DN, tăng 18,2% so với tháng 5/2018, nâng số DN quay trở lại hoạt động lên 16.449 DN, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung, các DN quay trở lại hoạt động chủ yếu tập trung tại các lĩnh vực: Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy (gần 6.000 DN, chiếm trên 36% tổng số DN quay trở lại hoạt động); Xây dựng (gần 2.600 DN, chiếm 15,6%); Công nghiệp chế biến, chế tạo (hơn 2.200 DN, chiếm 13,4% tổng số DN quay trở lại hoạt động)... 

Tuy nhiên, số DN đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn trong 6 tháng trên cả nước còn khá cao, đạt 17.984 DN, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm 2017; có 34.819 DN tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể, tăng tới 48%; có 6.629 DN hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 21,8%.

Số DN tạm ngừng hoạt động lớn hiện tượng bất thường, bởi lẽ, trong khi Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đang nỗ lực thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, phá bỏ rào cản cho DN thì số DN tạm ngừng hoạt động hoặc chờ giải thể vẫn tăng.

Theo các chuyên gia, để tiếp tục tạo động lực cho phát triển DN, các cơ quan hữu quan từ Trung ương đến địa phương cần tích cực hơn nữa trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh xóa bỏ rào cản cho DN để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho DN.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...