8 nhiệm vụ của ngành ngân hàng triển khai chiến lược kinh tế số

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ban hành Quyết định số 1887/QĐ-NHNN phê duyệt “Kế hoạch của ngành Ngân hàng triển khai Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2022-
kinh tế số ngành ngân hàng

Kế hoạch chiến lược kinh tế số nhằm tổ chức triển khai đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ của ngành Ngân hàng bao gồm 8 nhiệm vụ:

Một là, phát triển thanh toán số theo hướng phổ cập tài chính toàn diện, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Trong đó, tổ chức triển khai Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định của Chính phủ về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng; rà soát, sửa đổi quy định, chính sách về tài chính, phí, lệ phí theo hướng loại bỏ các rào cản thanh toán không sử dụng tiền mặt, từ đó, khuyến khích người dân thực hiện các giao dịch không sử dụng tiền mặt. Phát triển các hệ thống thanh toán. Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách các vấn đề liên quan đến tiền kỹ thuật số quốc gia…

Hai là, hoàn thiện thể chế, rà soát xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật trong ngành Ngân hàng phù hợp với yêu cầu của phát triển kinh tế số, xã hội số; chú trọng xây dựng các chính sách để nâng tỷ lệ hoạt động trực tuyến chiếm tối thiểu 50% các hoạt động của ngành Ngân hàng; triển khai các nhiệm vụ thuộc nhóm nhiệm vụ “Xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tạo thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng”.

Ba là, phát triển, sử dụng nền tảng số, xây dựng, tổ chức triển khai kế hoạch của ngành Ngân hàng thúc đẩy sử dụng các nền tảng số quốc gia; xác định các nền tảng số của ngành Ngân hàng và xây dựng kế hoạch cụ thể để phát triển và thúc đẩy sử dụng các nền tảng số của ngành Ngân hàng.

Bốn là, phát triển dữ liệu số, tiếp tục hoàn thiện nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp của NHNN nhằm lưu trữ tập trung, tổng hợp, phân tích, xử lý dữ liệu về phát triển kinh tế - xã hội.

Năm là, đảm bảo an toàn thông tin và an ninh mạng. Đảm bảo yêu cầu an toàn thông tin mạng mặc định ngay từ khâu thiết kế, xây dựng khi phát triển các hạ tầng số, nền tảng số; phát triển nền tảng và tổ chức triển khai dịch vụ an toàn thông tin mạng theo mô hình bảo vệ 4 lớp.

Sáu là, phát triển kỹ năng số, công dân số, văn hóa số. Tổ chức triển khai Kế hoạch của ngành Ngân hàng triển khai Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” ban hành tại Quyết định 1033/QĐ-NHNN.

Bảy là, phát triển doanh nghiệp số. Xây dựng và ban hành Chương trình xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đối số doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số của ngành Ngân hàng.

Tám là, một số nhiệm vụ, giải pháp khác như: Hợp tác với doanh nghiệp nền tảng số trong việc nghiên cứu, phát triển các nền tảng số xuất sắc, chất lượng cao; triển khai các chương trình truyền thông, giáo dục tài chính nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho người dân trong sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính – ngân hàng trên nền tảng số; hợp tác quốc tế về phát triển kinh tế số, xã hội số…

Xem thêm

Ngân hàng số phục vụ đa nhu cầu tài chính

Ngân hàng số phục vụ đa nhu cầu tài chính

Sự ra đời của công nghệ tài chính đã và đang dẫn dắt xu hướng ngân hàng số rộng khắp thế giới và Việt Nam. Trước thử thách từ dịch bệnh Covid-19, các dịch vụ ngân hàng đều được tích hợp trên cùng ứng dụng, giúp khách hàng giao dịch an toàn và dễ dàng.

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...