“Đua” công nghệ - khách hưởng lợi
Làn sóng công nghệ 4.0 đang tạo ra những thay đổi mạnh mẽ trong phương thức thanh toán của khách hàng. Từ tiền giấy, mua hàng trả tiền tại quầy, quẹt thẻ một cách “cưỡng ép” khách hàng đã thực hiện các giao dịch thanh toán hóa đơn điện, nước, Internet, nạp thẻ điện thoại... thực hiện trong tích tắc trên di động nhờ các ứng dụng ngân hàng số.
Không những vậy, nhằm mang đến nhiều tiện ích, trải nghiệm hơn cho khách hàng, các ngân hàng đã tích hợp các ứng dụng công nghệ tiên tiến nhằm cải tiến giao dịch như công nghệ xác thực giao dịch bằng vân tay đơn giản và vẫn giữ được tính bảo mật. Tính năng cho phép khách hàng có thể đăng nhập/xác thực giao dịch bằng vân tay thay cho việc phải nhập mật khẩu/mã xác thực.
Hay như, hầu hết các ngân hàng hiện đang ứng dụng những công nghệ nâng cao trải nghiệm khách hàng như booking online, hệ thống xếp hàng thông minh, hệ thống đánh giá và phản hồi… nhằm “chuẩn hóa” quy trình phục vụ, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm thú vị về dịch vụ, sản phẩm.
Nhằm đơn giản hóa các thủ tục, giấy tờ, tạo thuận lợi cho khách hàng, hiện nay các tổ chức tài chính/ngân hàng ở nhiều quốc gia với sự chấp thuận của cơ quan quản lý có thẩm quyền, đã chuyển sang phương thức định danh khách hàng điện tử (eKYC - xác thực khách hàng không cần gặp trực tiếp). Ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, NHNN từng ví von eKYC là “tấm vé gửi xe” đầu tiên cho các ngân hàng làm số hóa vừa chính thức được đề cập trong một văn bản pháp luật.
Nghị định 87/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 116/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống rửa tiền vừa được ban hành cụ thể tại Điểm a - Khoản 8 - Điều 8: “Yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin theo quy định tại Điều 4 Nghị định này và được quyết định gặp mặt trực tiếp hoặc không gặp mặt trực tiếp khách hàng khi lần đầu thiết lập mối quan hệ. Trường hợp không gặp mặt trực tiếp khách hàng, đối tượng báo cáo phải đảm bảo có các biện pháp, hình thức và công nghệ để nhận biết và xác minh khách hàng.”
“Đây là một tin vui cho giới ngân hàng. Theo đó, tổ chức trung gian thanh toán có quyền không gặp trực tiếp người dân khi lần đầu giao dịch”, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng nhận định.
TPBank - sẵn sàng cho cuộc đua 10 năm tiếp
Trước lợi ích công nghệ mang lại cho khách hàng và cơ hội của Ngân hàng, trong kế hoạch phát triển ngân hàng số cho tương lai, khá nhiều ngân hàng dự trù kinh phí lớn đầu tư vào hệ thống công nghệ như 35 triệu USD mỗi năm cho hay 200 triệu USD trong 5 năm… Tuy vậy, sau các công bố trên, khách hàng phản ánh, những gì thực trải nghiệm tại các ngân hàng này cho thấy vẫn chưa có nhiều thay đổi chứ chưa nói đến những đột phá về dịch vụ. Thậm chí, có ngân hàng tại các cuộc tổ chức họp thông tin về kết quả kinh doanh, trước những câu hỏi về vấn đề đầu tư cho công nghệ như thế nào, người hỏi đều không có được câu trả lời từ các lãnh đạo cấp cao.
Câu chuyện ở TPBank lại khác, ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc TPBank thẳng thắn chia sẻ: “Chỉ riêng trong 4 năm gần đây TPBank đã chi khoảng 1.000 tỷ đồng cho những lĩnh vực liên quan đến công nghệ, ngân hàng số”.
Đầu tư khủng vào công nghệ, TPBank không ngoài mục tiêu tăng cường bảo mật, an ninh và tối ưu vận hành nhằm không ngừng tăng mức hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ. Theo đó, bên cạnh hệ thống LiveBank đang vận hành, siêu phẩm ngân hàng số triệu đô - phiên bản nâng cấp, “lột xác” hoàn toàn ở cả giao diện và trải nghiệm so với phiên bản internet banking hiện tại sắp được “trình làng”.
Nỗ lực rất đáng ghi nhận của TPBank trong bối cảnh các ngân hàng hiện đa số đang sử dụng những công nghệ đã có thâm niên từ 5-10 năm tuổi thì phiên bản mới này của TPBank xây dựng trên nền tảng công nghệ được coi là tương lai của ngành ngân hàng, được cung cấp bởi đối tác ngân hàng số số 1 thế giới ở thời điểm hiện tại, được nhiều tổ chức tư vấn về công nghệ có uy tín trên thế giới công nhận. Theo đó, người dùng gần như không còn phải “sống chung” với sự chờ đợi, treo, tắc nghẽn,… bởi khả năng đáp ứng đến hàng chục triệu giao dịch trong cùng thời điểm của ứng dụng ngân hàng này.
Được biết, phiên bản ngân hàng số mới này được tích hợp nhiều công nghệ như máy học (Machine Learning), Trí tuệ nhân tạo (AI), Công nghệ tích hợp hệ thống linh hoạt (ESB) với nền tảng mềm dẻo, linh hoạt giống những mảnh ghép lego sẵn sàng cho mọi kết nối để mở rộng hệ sinh thái số của TPBank.
Lãnh đạo cao cấp TPBank nói: “Với phiên bản internet banking mới này, khách hàng sẽ yên tâm trải nghiệm dịch vụ an toàn, được vận hành “mượt mà” trong lâu dài và không ngừng được cập nhật các công nghệ mới của ngân hàng số trong tương lai”.