Ứng dụng ngân hàng số tại Việt Nam: Lấy khách hàng làm cốt lõi

Thế giới đang chuyển động không ngừng trong kỷ nguyên công nghệ số, trong đó những tiến bộ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng đã làm thay đổi sâu sắc tới cuộc sống của mỗi cá nhân và môi trường kinh doanh.
Ứng dụng ngân hàng số tại Việt Nam: Lấy khách hàng làm cốt lõi

Chủ đề thu hút nhiều sự quan tâm của các chuyên gia chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam và là nội dung chính trong báo cáo “Ứng dụng Ngân hàng số tại Việt Nam khi lấy khách hàng làm cốt lõi” được MBBank phát hành vào cuối tháng 6/2021.

Có thể nói, Ngân hàng số là một bước phát triển đột phá, cho phép các Ngân hàng thương mại truyền thống thông qua áp dụng công nghệ và dữ liệu số tạo nên những sáng tạo đột phá cho sản phẩm dịch vụ truyền thống để cạnh tranh về biên độ chi phí, đồng thời mở rộng các sản phẩm dịch vụ, cũng như tìm kiếm được những vùng lợi nhuận mới. Nhìn vào toàn cảnh bức tranh về Ngân hàng số tại Việt Nam hiện nay, báo cáo đã đưa ra 5 chủ đề về chuyển đổi số trong ngành Tài chính – Ngân hàng tại Việt Nam: (1) Tài chính toàn diện và sự phát triển của Ngân hàng số; (2) Chuyển đổi số Ngân hàng để phát triển Ngân hàng số; (3) Công nghệ cho Ngân hàng số; (4) Kinh nghiệm và những bài học về phát triển Ngân hàng số tại Việt Nam và trên thế giới; (5) Xây dựng cộng đồng số để phát triển dịch vụ Ngân hàng số.

Quyết định 149/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng chính phủ cho thấy Ngân hàng số đã tạo ra một cơ hội lớn để Ngân hàng tiếp cận với khách hàng đại chúng, cung cấp những giải pháp tài chính thuận tiện với chi phí hợp lý trước những thách thức thời đại và sự cạnh tranh lớn từ Fintech. Báo cáo cũng đưa ra những luận điểm giúp các Ngân hàng vượt qua 4 thách thức lớn về mở rộng thị trường, cơ chế tiếp cận thị trường và cách thức phát triển trong chiến lược Ngân hàng số; đồng thời khẳng định cơ hội của Ngân hàng số trong chiến lược tài chính Quốc gia cũng như đưa ra những đề xuất khuyến nghị trong thời gian tới.

Để chuyển đổi số, các chuyên gia khẳng định Ngân hàng sẽ phải trải qua ba giai đoạn chính trong tiến trình phát triển và buộc phải lựa chọn các hình thái hoạt động phù hợp với chiến lược và định hướng. Trước tiên, các Ngân hàng cần đánh giá mức độ sẵn sàng số (Digital Readiness Assessment) và tập trung cho 6 yếu tố then chốt để xây dựng thành công hàng số: (1) Tập trung vào việc mang lại giá trị cho các phân khúc khách hàng khác nhau; (2) Thường xuyên thử nghiệm để cải thiện trải nghiệm khách hàng; (3) Tổ chức hoạt động hướng tới tính sáng tạo, linh hoạt và tốc độ; (4) Tạo một hệ sinh thái để hợp tác; (5) Xây dựng mô hình hoạt động công nghệ thông tin hai tốc độ; (6) Sáng tạo với việc tiếp thị. Đây cũng là 6 yếu tố mà Hãng tư vấn McKinsey đưa vào định hướng phát triển số của nhiều đối tác chiến lược, được phân tích rõ trong Chương 4 - Chuyển đổi số Ngân hàng để phát triển Ngân hàng số của Báo cáo.

Những hình thái hoạt động của Ngân hàng số

Những hình thái hoạt động của Ngân hàng số

Xác định công nghệ là nền tảng thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng, báo cáo nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghệ Internet vạn vật (IoT), Phân tích dữ liệu lớn (Big Data Analytics), Trí tuệ nhân tạo (AI), Điện toán đám mây (Cloud Computing), Lập trình ứng dụng (API); Vấn đề an toàn bảo mật, quy định quản lý dữ liệu và Chuỗi khối (Blockchain), coi đây là các công nghệ cần được các Ngân hàng chú trọng ưu tiên đầu tư trong chiến lược trở thành một Ngân hàng số.

Trong báo cáo, các chuyên gia cũng tổng kết bài học từ các mô hình chuyển đổi số thành công của các ngân hàng Châu Á và Châu Âu cùng với những nền tảng pháp lý hỗ trợ việc chuyển đổi số từ các quốc gia đi trước. Có thể thấy, các ngân hàng trước đó triển khai chuyển đổi số theo 3 cấp độ từ thấp đến cao: số hoá về giao diện, số hoá theo module và các ngân hàng có bản chất số. Ngoài ra, vấn đề về hành lang pháp lý của quốc gia cũng được đề cập và đóng vai trò quan trọng trong thành công của chuyển đổi số của ngành ngân hàng.

Các mức độ chuyển đổi số trong Ngân hàng

Các mức độ chuyển đổi số trong Ngân hàng

Tại Việt Nam, việc chuyển đổi số đang là chiến lược phát triển mạnh, kèm với hạ tầng số được đầu tư, nhưng mức độ số hóa của các Ngân hàng ở Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng. Vì thế, việc lựa chọn phương thức chuyển đổi số đi kèm với một hành lang pháp lý hiệu quả sẽ giúp các Ngân hàng Việt Nam sớm bắt kịp với xu hướng của thế giới.

Nhấn mạnh tại cuối Báo cáo, các chuyên gia khẳng định một Ngân hàng số thành công chỉ khi họ xác định được khái niệm về khách hàng và chăm sóc khách hàng trong kỷ nguyên số, xây dựng được cộng đồng và đặt trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm, đặc biệt khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Định hướng này đóng vai trò then chốt trong chiến lược phát triển doanh nghiệp, từ đó Ngân hàng buộc phải thay đổi để thích ứng với hoàn cảnh mới, từ chuyển đổi mô hình kinh doanh, trải nghiệm khách hàng, hệ thống sản phẩm/dịch vụ, tái cấu trúc tổ chức, hình thành bộ phận nhiệm vụ mới, trung tâm công nghệ,… Tất cả được phân tích và bổ sung khuyến nghị cụ thể trong Báo cáo “Ứng dụng Ngân hàng số tại Việt Nam khi lấy khách hàng làm cốt lõi” với sự tham gia của Chuyên gia tư vấn chuyến lược Chuyển đổi số Th.S Đào Trung Thành, Chuyên gia tư vấn chiến lược Th.S Nguyễn Đình Thành và Chuyên gia tài chính TS. Ngô Ngọc Quang, và được phát hành bởi Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank).

Để tìm hiểu thêm về Ngân hàng số Việt Nam, tải Báo cáo tại link: https://bit.ly/Baocaonganhangso

Xem thêm

Ngân hàng MB ưu đãi trúng nhà tiền tỷ

Ngân hàng MB ưu đãi trúng nhà tiền tỷ

Chương trình “MB 25 năm đồng hành” với thông điệp “Miễn phí – Nhận quà – Trúng nhà tiền tỷ” được áp dụng từ nay đến 18/01/2020 dành cho khách hàng mới và tất cả các khách hàng đã gắn kết với MB.

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...