ABBANK phát hành hơn 11 triệu cổ phiếu EPOS

Sau khi hoàn thành đợt chào bán cho cổ đông hiện hữu và phát hành cổ phiếu ESOP, ABBANK tiếp tục triển khai chia cổ phiếu thưởng tỷ lệ 35% từ nguồn vốn chủ sở hữu.
ABBANK phát hành hơn 11 triệu cổ phiếu EPOS

Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình (MCK: ABB) sẽ phát hành 11,4 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn dành cho người lao động năm 2021 (ESOP) với giá 13.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng 2% vốn điều lệ theo báo cáo tài chính năm 2020 đã được kiểm toán.

Được quyền mua cổ phiếu ESOP là các cán bộ nhận viên của ABBANK đáp ứng tiêu chí về hiệu quả công việc và phụ thuộc vào vị trí công tác cùng thâm niên làm việc. Số cổ phiếu này sẽ hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán.

Hiện tại, ABBANK cũng đang thực hiện đợt chào bán 114 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với mức giá 10.000 đồng/cổ phiếu tương đương tỷ lệ phát hành 20% vốn điều lệ.

Sau khi hoàn thành đợt chào bán cho cổ đông hiện hữu và phát hành cổ phiếu ESOP, ABBANK tiếp tục triển khai chia cổ phiếu thưởng tỷ lệ 35% (tính trên số vốn điều lệ mới sau đợt phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và phát hành cổ phiếu ESOP) từ nguồn vốn chủ sở hữu với số tiền được sử dụng để tăng vốn điều lệ thêm gần 2.440 tỷ đồng.

Kết thúc giai đoạn chia cổ phiếu thưởng, tổng số vốn điều lệ ABBANK dự kiến sẽ đạt gần 10.000 tỷ đồng. Tiếp theo, ABBANK cũng dự kiến triển khai lộ trình niêm yết cổ phiếu sau khi hoàn tất toàn bộ các đợt chào bán, phát hành tăng vốn điều lệ này.

Số tiền thu được từ bán cổ phiếu ABBANK sử dụng để đảm bảo nâng cao các chỉ số an toàn vốn đồng thời bổ sung quy mô vốn hoạt động, phục vụ cho nhu cầu mở rộng kinh doanh theo kế hoạch chiến lược 5 năm 2021-2025 và triển khai thực hiện những sáng kiến chiến lược, trong đó có việc đầu tư phát triển công nghệ thông tin ứng dụng nền tảng số nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh ABBANK.

Ông Đào Mạnh Kháng - Chủ tịch Hội đồng quản trị ABBANK cho biết: “Phát hành cổ phiếu ESOP có ý nghĩa như một chính sách đãi ngộ để ghi nhận kết quả lao động, động viên nỗ lực đội ngũ cán bộ nhân viên, thông qua việc gắn liền lợi ích nhân viên và lợi ích ngân hàng. Đây cũng là nguồn huy động vốn bổ sung để ABBANK thực hiện mục tiêu tăng quy mô vốn hoạt động, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh doanh của ngân hàng trong tương lai và đảm bảo tuân thủ mức đủ vốn theo quy định”.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...