ADB nâng hạn mức tài trợ thương mại cho HDBank lên 125 triệu USD

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố nâng hạn mức tài trợ thương mại cho Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HoSE: HDB) từ 75 triệu USD lên 125 triệu USD, nâng hạn mức tín dụng tuần hoàn từ 10 triệu USD lên 25 triệu USD.
ADB nâng hạn mức tài trợ thương mại cho HDBank lên 125 triệu USD

HDBank gia nhập Chương trình Tài trợ thương mại của ADB từ năm 2016 với vai trò Ngân hàng phát hành L/C. Sau 5 năm, hạn mức tín dụng ADB dành cho HDBank tăng gấp nhiều lần so với thời điểm ban đầu. Điều này thể hiện sự tin tưởng và đánh giá cao của ADB đối với HDBank về uy tín thương hiệu, sự minh bạch, hiệu quả trong sử dụng nguồn vốn, tốc độ tăng trưởng bền vững và tiềm năng phát triển trong thời gian tới.

Hạn mức mới của ADB dành cho HDBank sẽ giúp nhà băng này phát triển các hoạt động tài trợ thương mại với quy mô ngày càng được mở rộng, tăng khả năng cạnh tranh và vị thế của HDBank trên thị trường quốc tế.

Trước đó, tháng 6/2020, trong khuôn khổ Chương trình tài trợ thương mại (TFP) của ADB, ADB và HDBank Việt Nam đã thực hiện ký kết một thỏa thuận tín dụng tuần hoàn nhằm hỗ trợ các hoạt động thương mại tại Việt Nam, đặc biệt các doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19. Thời điểm đó, ADB cấp hạn mức tín dụng tuần hoàn 10 triệu đô-la cho HDBank, nay tăng lên 25 triệu đô-la nhằm mục đích hỗ trợ nhiều hơn nữa các hoạt động tài trợ thương mại của HDBank và khách hàng của mình.

Với việc nâng hạn mức tài trợ thương mại và hạn mức tín dụng tuần hoàn của ADB, khách hàng doanh nghiệp trên khắp cả nước sẽ dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn tài trợ từ HDBank trong giai đoạn khó khăn do dịch Covid-19. Đồng thời, HDBank góp phần đảm bảo cho hoạt động mua bán quốc tế được diễn ra an toàn hơn, tạo sự an tâm cho các bên tham gia vào quá trình giao dịch ngoại thương, mở rộng mạng lưới và thiết lập quan hệ giao dịch với nhiều ngân hàng trên thế giới. 

Hiện nay, HDBank không chỉ tham gia Chương trình Tài trợ Thương mại của ADB với tư cách là Ngân hàng Phát hành L/C cho các Doanh nghiệp Việt nam mà còn với tư cách là Ngân hàng Xác nhận L/C do các Ngân hàng khác phát hành dưới sự bảo lãnh của ADB.

Đầu tháng 06/2021, Hãng xếp hạng tín nhiệm - Moody’s đã nâng Triển vọng của HDBank từ “Ổn định” lên “Tích cực”, khẳng định năng lực nội tại của HDBank trong việc thích ứng để duy trì ổn định và tiến bước vững chắc theo chiến lược phát triển của mình trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp suốt thời gian qua.

Xem thêm

Danh sách khách hàng trúng hơn 11 tỷ đồng từ HDBank

Danh sách khách hàng trúng hơn 11 tỷ đồng từ HDBank

Cùng với chương trình ưu đãi “Khai xuân phú quý – Đón lộc tiền tỷ” đầu năm nay, HDBank đã tìm ra tỷ phú tiết kiệm mới nhất cũng như danh sách khách hàng may mắn trúng các giải thưởng với trị giá hơn 11 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...