Anh, Mỹ nghĩ ngờ kết quả điều tra Covid-19 tại Trung Quốc của WHO

Một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm người Úc thuộc nhóm nghiên cứu WHO cho biết Trung Quốc từ chối cho phép truy cập vào tất cả các dữ liệu được yêu cầu.

Ngoại trưởng Anh Dominic Raab mới đây đã chia sẻ, ông cảm thấy nghi ngại về “mức độ tiếp cận thông tin mà nhóm nghiên cứu nguồn gốc Covid-19 của WHO được trao khi làm việc tại Trung Quốc - một vấn đề vốn đã vấp phải chỉ trích của Hoa Kỳ”. 

Nhóm các nhà nghiên cứu của WHO tới thành phố Vũ Hán, Trung Quốc để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
Nhóm các nhà nghiên cứu của WHO tới thành phố Vũ Hán, Trung Quốc để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.

Nhà Trắng trước đó vào thứ Bảy (13/2) đã kêu gọi Trung Quốc cung cấp dữ liệu có sẵn từ những ngày đầu tiên của đợt bùng phát Covid-19 mới và nói rằng họ có "mối quan ngại sâu sắc" về cách thức truyền đạt trong báo cáo của WHO.

Khi được hỏi về phản ứng của Hoa Kỳ, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab cho biết: "Chúng tôi cùng chia sẻ mối quan ngại về việc liệu họ [nhóm nghiên cứu WHO] có nhận được sự hợp tác đầy đủ hay những câu trả lời cần thiết hay không? Và vì vậy chúng tôi sẽ thúc đẩy yêu cầu đối với Trung Quốc để nhóm nghiên cứu có thể có toàn quyền truy cập và nhận được tất cả dữ liệu liên quan, giúp trả lời những câu hỏi mà tôi nghĩ rằng hầu hết người dân trên thế giới đều muốn biết về nguồn gốc của đại dịch.” 

Trong một cuộc phỏng vấn riêng với BBC, một thành viên trong phái đoàn của WHO tới Trung Quốc đã tiết lộ, mặc dù chính quyền Trung Quốc không cung cấp cho họ tất cả dữ liệu thô có sẵn, nhưng họ đã kiểm định và xem xét rất nhiều thông tin để thảo luận và phân tích các trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên. Trước đó, ông Dominic Dwyer, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm người Úc, cũng là thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết Trung Quốc đã từ chối truy cập vào tất cả các dữ liệu được yêu cầu. 

Nguồn: CNBC

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...