Úc và Hoa Kỳ tính mở một cuộc điều tra về đại dịch Covid-19

Thủ tướng Úc đã tìm kiếm hỗ trợ cho một cuộc điều tra quốc tế về đại dịch Covid-19.
Úc và Hoa Kỳ tính mở một cuộc điều tra về đại dịch Covid-19

Thủ tướng Úc Scott Morrison đã tìm kiếm sự hỗ trợ cho một cuộc điều tra quốc tế về đại dịch Covid-19 trong các cuộc điện đàm với TT Hoa Kỳ Donald Trump cùng các nhà lãnh đạo Đức và Pháp trong đêm qua, chính phủ Úc cho biết vào hôm nay (22/4). 

Sự thúc đẩy của Úc về một cuộc điều tra và đánh giá độc lập về nguồn gốc và sự lây lan của đại dịch Covid-19, bao gồm các phản ứng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đã thu hút sự chỉ trích từ Trung Quốc - quốc gia cáo buộc các nhà lập pháp Úc nhận chỉ thị từ Hoa Kỳ. 

Chủng virus corona mới - Covid-19, được cho là đã xuất hiện ở một khu chợ tại thành phố Vũ Hán (Trung Quốc), lần đầu tiên được nước này báo cáo với WHO vào ngày 31/12/2019. Các quan chức WHO đã đến Vũ Hán ngày 20/1, sau khi dịch bệnh đã lây lan sang 3 quốc gia khác. Kể từ đó, đại dịch Covid-19 đã lây nhiễm đến 2,3 triệu người trên khắp thế giới, giết chết gần 160.000 bệnh nhân theo tính toán của Reuters. Trong đó, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha và Ý là 3 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Úc đã ghi nhận hơn 6.000 trường hợp và tỷ lệ nhiễm bệnh đã chậm lại xuống mức dưới 1% mỗi ngày (so với 25% vào giữa tháng 3). 

Thủ tướng Morrison cho biết trên Twitter, ông đã có một cuộc thảo luận mang tính xây dựng với TT Hoa Kỳ Donald Trump về phản ứng y tế với Covid-19 của hai đất nước và sự cấp thiết của việc phục hồi, tăng trưởng kinh tế. “Chúng tôi cũng đã nói chuyện về WHO và cùng nhau làm việc để cải thiện tính minh bạch cũng như hiệu quả của các phản ứng quốc tế đối với đại dịch.”

Thủ tướng Úc đã có cuộc nói chuyện với Thủ tướng Đức Angela Merkel và TT Pháp Emmanuel Macron về vai trò của WHO. Chính phủ Úc hiện đang xem xét việc liệu có nên trao quyền cho WHO như các thanh tra quốc tế để đến một quốc gia và điều tra về dịch bệnh mà không phải chờ vào sự đồng thuận hay không, một nguồn tin chính phủ nói với Reuters. 

Nhà Trắng trước đó đã nhiều lần chỉ trích Trung Quốc cũng như WHO và đã rút tiền tài trợ của Hoa Kỳ khỏi cơ quan của Liên Hiệp Quốc. Các nhà lập pháp cấp cao của Úc cũng đặt ra câu hỏi về tính minh bạch của Bắc Kinh về đại dịch. 

Đại sứ quán Trung Quốc tại Canberra cho biết cho một tuyên bố cho rằng các nhà lập pháp Úc đang đóng vai trò như một cơ quan ngôn luận của TT Trump và nhiều chính trị của Úc ‘như những chú vẹt’ nhại lại những gì người Mỹ nói đồng thời ‘theo chân’ Mỹ trong các cuộc tấn công chính trị nhằm vào Trung Quốc”. 

Đáp lại bình luận của Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Úc Marise Payne nói rằng Úc đã chọn cách đi đầu trong việc thiết lập một cuộc điều tra bởi đó là “nền tảng dân chủ tự do với một lịch sử đã được minh chứng về sự hình thành hợp tác toàn cầu”. 

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…