"Bảo hiểm điện tử": Làm thế nào để được khách hàng "yêu"?

Sau hơn một tháng Nghị định 03/2021-NĐ/CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới có hiệu lực với nhiều thay đổi lớn, đã tạo lên sự thuận tiện, nhanh gọn cho cả khách hàng lẫn Công ty bảo hiểm.
"Bảo hiểm điện tử": Làm thế nào để được khách hàng "yêu"?

Nghị định 03/2021/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới có hiệu lực từ 01/3/2021 có nhiều quy định mới mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng như: Mức trách bảo hiểm đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng do xe cơ giới gây ra tăng 50% lên mức 150 triệu đồng/1 người/1 vụ tai nạn; có thể lựa chọn tham gia bảo hiểm với thời hạn từ 01 năm tới 03 năm tùy từng loại xe; rất nhiều hồ sơ, giấy tờ bồi thường được rút gọn hoặc lược bỏ, giúp tiết kiệm đáng kể thời gian, chi phí cho khách hàng và doanh nghiệp bảo hiểm; người được bảo hiểm sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm tạm ứng bồi thường đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm, mức tạm ứng có thể lên tới 70% mức bồi thường bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ tai nạn...

Tuy nhiên, thay đổi có tính “cách mạng” cho Công ty bảo hiểm được chính thức phép cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử đối với Bảo hiểm bắt buộc Trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới.

Theo Nghị định trên, Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với doanh nghiệp bảo hiểm. Mỗi xe cơ giới được cấp 1 Giấy chứng nhận bảo hiểm. Khi mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, chủ xe cơ giới được doanh nghiệp bảo hiểm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cho chủ xe cơ giới khi chủ xe cơ giới đã đóng đủ phí bảo hiểm hoặc có thỏa thuận với chủ xe cơ giới về thời hạn thanh toán phí bảo hiểm theo quy định của Bộ Tài chính.

Nghị định nêu rõ, trường hợp cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử, doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ các quy định của Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành; Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử phải tuân thủ

đầy đủ các quy định hiện hành và phản ánh đầy đủ các nội dung quy định. Nghị định 03/2021-NĐ/CP quy định Giấy chứng nhận bản điện tử có giá trị pháp lý tương tương với bản giấy, người tham gia giao thông có thể xuất trình nếu có yêu cầu từ lực lượng cảnh sát giao thông hoặc cơ quan chức năng. Khách hàng, cảnh sát giao thông quét mã QR trên giấy chứng nhận để kiểm tra đầy đủ thông tin được ghi nhận trên giấy chứng nhận bảo hiểm và xác thực đơn bảo hiểm hệ thống lưu trữ của các công ty bảo hiểm...

Lợi ích rõ ràng nhất ở việc cho phép Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử đối với Bảo hiểm bắt buộc Trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới sẽ đơn giản hóa thủ tục cấp loại hình bảo hiểm này. Những quy định trước đây đã khiến cho trải nghiệm tham gia mua bảo hiểm và yêu cầu bồi thường của khách hàng chưa được dễ dàng và tỷ lệ tham gia bảo hiểm còn thấp dù đây là loại hình bảo hiểm bắt buộc.

Đây là loại hình bảo hiểm rất nhân văn đem lại giá trị bảo vệ cao cho cộng đồng trước những rủi ro khi tham gia giao thông. Nếu được triển khai tốt sẽ đem lại lợi ích lớn cho khách hàng và cả công ty kinh doanh bảo hiểm.

Khách hàng chưa thực sự “mặn mà” với loại hình giấy chứng nhận mới là bảo hiểm điện tử
Khách hàng chưa thực sự “mặn mà” với loại hình giấy chứng nhận mới là bảo hiểm điện tử

Tuy nhiên sau hơn 1 tháng triển khai, ghi nhận từ nhiều doanh nghiệp bảo hiểm cho thấy khách hàng chưa thực sự “mặn mà” với loại hình giấy chứng nhận mới này. Theo thống kê, Bảo hiểm PVI là một trong số các doanh nghiệp dẫn đầu về cấp đơn bảo hiểm điện tử trách nhiệm dân sự bắt buộc với 7.000 đơn bảo hiểm ô tô, hơn 6,3 tỷ đồng doanh thu, 5.000 đơn bảo hiểm xe máy với hơn 430 triệu đồng doanh thu. Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác không công bố số liệu nhưng xác nhận doanh thu từ chứng nhận bảo hiểm xe điện tử không nhiều, mà vẫn chủ yếu là chứng nhận bằng giấy. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng tập trung chủ yếu là thói quen tiêu dùng, khách hàng chưa thực sự yên tâm nếu không có một bản giấy chứng nhận với “dấu mộc” của công ty bảo hiểm. Bên cạnh đó, nhiều người dân chưa có thói quen mua bảo hiểm trực tuyến, cho dù việc sử dụng chứng nhận điện tử đã được luật hóa. Để điều chỉnh được các thói quen này, rất cần có sự tác động tích cực từ phía truyền thông.

Đánh giá về loại hình Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự điện tử, Luật sư Vũ Văn Biên - Trưởng văn phòng luật An Phước cho rằng: “Bảo hiểm điện tử giải quyết được nhiều vấn đề so với giấy chứng nhận cứng trước kia. Thứ nhất, việc mua và bán dễ đàng tạo điều kiện thuận lợi cho cả khách hàng và cả Công ty bảo hiểm. Thứ hai, khách hàng không phải lúc nào cũng mang theo bản cứng theo xe khi Giấy chứng nhận đã được lưu qua điện thoại. Thứ ba, việc kiểm tra của cơ quan chức năng cũng như của khách hàng với bảo hiểm điện tử cũng rất đơn giản khi đã được tích hợp trên các thiết bị điện tử thông dụng. Đặc biệt, giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử giải quyết tâm lý ngại đi mua của khách hàng đối với bảo hiểm giấy trước kia”.

Về việc nhiều khách hàng chưa sử dụng loại hình bảo hiểm điện tử, Luật sư Vũ Văn Biên phân tích: “Thông thường để một quy định mới thực sự đi vào cuộc sống ít nhất phải từ nửa năm đến một năm, Nghị định 03/2021/NĐ-CP mới có hiệu lực được hơn một tháng chắc chắn không nhiều doanh nghiệp và người dân biết đến. Thế nên việc mua và sử dụng Bảo hiểm điện tử vẫn là một khái niệm khá mới đối với nhiều khách hàng. Tuy nhiên, đây là thời điểm vàng để các Công ty bảo hiểm quảng cáo, cung cấp dịch vụ thuận tiện nhanh gọn, thu hút nhiều khách hàng tham gia”.

Hiện nay, việc mua và sử dụng bảo hiểm điện tử vẫn là một khái niệm khá mới đối với nhiều khách hàng.

Luật sư Vũ Văn Biên - Trưởng văn phòng luật An Phước
Luật sư Vũ Văn Biên - Trưởng văn phòng luật An Phước

Lý giải việc đạt được doanh số khá cao trong tháng đầu Nghị định 03/2021-NĐ/ CP có hiệu lực, đại diện Bảo hiểm PVI cho biết: “Bảo hiểm PVI đã chuẩn bị nền tảng công nghệ từ rất sớm và triển khai cung cấp nhiều sản phẩm qua kênh bán hàng trực tuyến. Riêng sản phẩm bảo hiểm tự nguyện xe ô tô đã được Bảo hiểm PVI cấp giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử từ tháng 5/2020. Hiện chúng tôi cũng đang triển khai cấp giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử cho sản phẩm bảo hiểm tai nạn cá nhân và bảo hiểm nhà tư nhân. Trong thời gian tới, Công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh công nghệ để thúc đẩy hình thức giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử chiếm lĩnh thị trường và mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng cũng như doanh nghiệp”.

Xem thêm

Vì sao phải mua bảo hiểm xe cơ giới bắt buộc?

Vì sao phải mua bảo hiểm xe cơ giới bắt buộc?

Người tham gia giao thông cần mang theo những loại giấy tờ nào, mức xử phạt vi phạm, mua loại bảo hiểm xe cơ giới bắt buộc nào… để đảm bảo tuân thủ quy định khi tham gia giao thông từ ngày 15/5.

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...