Bảo hiểm xã hội bị yêu cầu giải ngân 518 tỷ đồng từ... gần 7 năm trước

Hơn 518 tỷ đồng từ nguồn 20% kinh phí kết dư quỹ khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế năm 2015 để mua trang bị, xe vận chuyển người bệnh nhưng chưa được sử dụng.
Bảo hiểm xã hội bị yêu cầu giải ngân 518 tỷ đồng từ... gần 7 năm trước

Thông tin này được Thanh tra Chính phủ công bố tại Thông báo Kết luận thanh tra việc sử dụng quỹ Bảo hiểm y tế, mua sắm trang thiết bị y tế và vật tư tiêu hao, đấu thầu thuốc chữa bệnh.

Theo đó, Bảo hiểm Xã hội khi trích lập quỹ dự phòng, chi phí quản lý quỹ Bảo hiểm y tế năm 2016-2017 còn "thiếu" hơn 172 tỷ đồng tiền quỹ dự phòng, đến năm 2020 mới khắc phục, hoàn trả.

Bảo hiểm xã hội còn "nợ" hơn 518 tỷ đồng từ nguồn 20% kinh phí kết dư quỹ khám chữa bệnh năm 2015 vốn được dùng mua sắm trang thiết bị, phương tiện vận chuyển người bệnh nên cần "khẩn trương hoàn thành giải ngân" số tiền này.

Cơ quan này còn bị phát hiện gửi tiền tại 5 ngân hàng thương mại không có chất lượng hoạt động không tốt theo tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước trong các năm 2016-2018.

Thanh tra Chính phủ yêu cầu Bảo hiểm xã hội giải ngân hơn 518 tỷ đồng vốn được dùng mua sắm trang thiết bị, phương tiện vận chuyển người bệnh. Ảnh: Nguyễn Đông

Việc giao dự toán chi Bảo hiểm y tế cho các cơ sở y tế còn chậm, giá trị năm sau thấp hơn số tiền thanh toán năm trước là "không phù hợp thực tế", Thanh tra Chính phủ đánh giá.

Bảo hiểm xã hội một số tỉnh thành bị xác định không thực hiện đúng quy định về tạm ứng cho các bệnh viện. Việc này ảnh hưởng chất lượng, hoạt động khám chữa bệnh.

Cũng theo thanh tra, quỹ Bảo hiểm y tế "mất cân đối thu chi với tỷ lệ gia tăng". Ngoài nguyên nhân nhằm nâng cao chất lượng khám bệnh và mức thụ hưởng của bệnh nhân tăng, tình trạng này còn do nợ đóng bảo hiểm.

Việc sử dụng thuốc phục vụ khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế không đúng chỉ định tại hồ sơ đăng ký. Trong đó có 5 loại thuốc chữa ung thư Xeloda, Xalvobin, Eloxatin, Oxaliplatin, Sudoxplatin không đúng chỉ định nhưng Bảo hiểm xã hội TP HCM chấp nhận thanh toán cho Bệnh viện Thống nhất. Số tiền chi phí cho việc này cần thu hồi.

Cơ quan thanh tra cũng xác định, Bảo hiểm Xã hội còn chưa thanh toán cho Bệnh viện Chợ Rẫy 288 tỷ đồng, Bệnh viện Thống nhất hơn 74 tỷ đồng tiền thuốc, vật tư y tế. Thanh tra đề nghị Bảo hiểm Xã hội TP HCM rà soát, đảm bảo thanh toán cho 2 bệnh viện.

Theo Thông tư 15/2018 của Bộ Y tế, người đi xét nghiệm HIV và giang mai được Bảo hiểm y tế chi trả nhưng có 3 bệnh viện vẫn thu tiền của bệnh nhân gồm Chợ Rẫy hơn 7,5 tỷ đồng; Trung ương Huế hơn 2,3 tỷ đồng và Viện K gần 6 tỷ đồng.

Thanh tra Chính phủ đề nghị, Bảo hiểm Xã hội cần xem xét việc giao dự toán chi Bảo hiểm y tế sao cho năm sau không thấp hơn số tiền thanh toán năm trước; phối hợp Ngân hàng Nhà nước gửi tiền vào các ngân hàng có chất lượng hoạt động tốt.

Các cá nhân, tổ chức có sai phạm, thiếu sót trong sử dụng quỹ bảo hiểm cần bị kiểm điểm, xử lý nghiêm. Số này gồm Bộ trưởng Bộ Y tế, lãnh đạo Bảo hiểm xã hội giai đoạn 2014-2018.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch Hiệp hội phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam - VACOD, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hà Nội - HBA

Chủ tịch VACOD-HBA gửi thư chúc mừng Xuân Ất Tỵ 2025

Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, TS. Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch Hiệp hội phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam - VACOD, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hà Nội - HBA gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, an khang và thịnh vượng đến toàn thể Doanh nhân - Doanh nghiệp hội viên...

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...