Bất động sản vẫn là lĩnh vực rủi ro với tín dụng

Trong thời gian qua, dù dư nợ bất động sản có xu hướng tăng cao, nhất là tín dụng phục vụ nhà ở nhưng Ngân hàng Nhà nước khẳng định, lĩnh vực này vẫn tiềm ẩn rủi ro, do đó, sẽ theo dõi, kiểm soát chặt chẽ, điều hành một cách chủ động, linh hoạt.
Bất động sản vẫn là lĩnh vực rủi ro với tín dụng

Số liệu trong báo cáo mới đây của Bộ Xây dựng cho thấy dư nợ tín dụng đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản tăng dần lên trong từng quý trong năm 2020. Nếu quý I/2020 dư nợ tín dụng đổ vào BĐS chỉ đạt 526,396 tỷ đồng thì đến quý II con số này đã tăng lên 580,186 tỷ đồng, quý III là 606,253 và quý IV là 633,470 tỷ đồng.

Chỉ báo tích cực

Tính đến thời điểm hiện tại, có hàng chục ngân hàng đang chạy đua triển khai các gói cho vay tiêu dùng, trong đó có vay mua bất động sản với lãi suất khá hấp dẫn, dao động từ khoảng 4,99 - 10%/năm.

Có ngân hàng áp mức lãi suất 5,9%/năm nếu ưu đãi trong 3 tháng, từ 6,79%/năm nếu cố định trong 6 tháng hoặc từ 7,6%/năm nếu cố định trong 12 tháng đầu tiên. Còn lãi suất sau thời gian ưu đãi được tính toán dựa trên một mức lãi suất cơ sở (hoặc lãi suất tiết kiệm) cộng thêm biên độ 3 - 4% tùy từng ngân hàng cũng chỉ khoảng 9 - 10%, giảm 1 - 2%/năm so với trước.

Có thể kể đến BIDV khi giữa tháng 1/2021 đã tung ra gói vay vốn trung dài hạn mới với quy mô 50.000 tỷ đồng dành cho khách hàng mua nhà, mua xe, tiêu dùng cá nhân với lãi suất 7%/năm trong 6 tháng đầu tiên, trường hợp cố định lãi suất 12 tháng hoặc 18 tháng lãi suất từ 7,5 - 7,9%/năm; nếu cố định trong 36 tháng, lãi suất là 9%/năm.

Trong tháng 2, Agribank tiếp tục giảm lãi suất cho vay mua nhà từ 7,5%/năm xuống còn 7%/năm; lãi suất sau ưu đãi sẽ được tính theo lãi suất tiết kiệm 13 tháng + biên độ 3%. Còn Shinhan Bank giảm lãi suất từ 6,9%/năm xuống 6,7%/năm. Sau thời gian ưu đãi, mức lãi suất vay mua nhà sẽ được thả nổi với biên độ 3,9%.

Anh Hoàng Nam (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết vừa mua một căn hộ ở quận Thanh Xuân với giá 4 tỷ đồng, trong đó 60% (khoảng 2,4 tỷ đồng) là tiền vay ngân hàng. Theo Nam, giai đoạn khó khăn do dịch bệnh nên căn hộ đang đứng giá, trong khi đó lãi suất cho vay của ngân hàng lại khá "mềm" vì thế anh quyết định vay để mua căn nhà này.

Thực tế, động thái giảm lãi suất của các ngân hàng trong suốt một thời gian dài vừa qua đã tạo ra "cú hích" cho thị trường bất động sản vốn gặp khó khăn vì dịch bệnh. Theo đó, không chỉ anh Hoàng Nam mà nhiều nhà đầu tư cá nhân khác cũng đi mua nhà, đất đều có nhu cầu vay tiền ngân hàng, bên cạnh vốn tích lũy, vay mượn của người thân.

Trước đó, tại báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) gửi Quốc hội hồi cuối năm 2020 cho biết, dư nợ tín dụng lĩnh vực bất động sản tăng cao hơn mức tăng trưởng dư nợ tín dụng chung và tập trung chủ yếu vào dư nợ phục vụ mục đích tự sử dụng.

Theo đó, tổng dư nợ tín dụng lĩnh vực bất động sản đạt khoảng 1,6 triệu tỷ đồng chiếm hơn 19% dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế. Trong đó, 62,43% của 1,6 triệu tỷ đồng này là tín dụng phục vụ nhu cầu về nhà ở.

Vẫn cần kiểm soát

Nhìn nhận về vấn đề này, chuyên gia tài chính- ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, trong bối cảnh nhu cầu tín dụng thấp như năm 2020, nỗ lực đẩy mạnh tín dụng là không dễ dàng. Do đó, tín dụng chảy vào lĩnh vực bất động sản một cách lành mạnh, trong tầm kiểm soát vẫn là tín hiệu tích cực.

Cũng đưa ra cái nhìn tích cực, PGS. Tiến sĩ Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Viện trưởng Viện Công Nghệ Tài Chính, Đại học Kinh tế TPHCM cũng cho rằng, tín dụng vẫn chảy vào bất động sản trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay có thể là chỉ dấu của sự phục hồi ngành.

Về ngắn hạn, do nền kinh tế suy giảm vì Covid-19, dòng vốn đầu tư cắt giảm khỏi lĩnh vực sản xuất, dịch vụ sẽ tìm đường đến với bất động sản.

Về dài hạn, ông cho rằng, giá trị nhà đất luôn tăng trong vòng vài chục năm qua do tâm lý coi bất động sản là kênh đầu tư quan trọng của người dân. Đồng thời, sự thúc đẩy từ tốc độ đô thị hóa nhanh trên cả nước dẫn đến việc thị trường bất động sản hút vào một lượng vốn lớn là điều tất yếu.

Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng, lãi suất cho vay đang thấp nên nhiều người vay để đầu tư vào chứng khoán, bất động sản..., điều này dễ dẫn đến nguy cơ “bong bóng” bất động sản.

Vì vậy, ngân hàng cho vay phải đảm bảo nguyên tắc thu hồi được nợ gốc và tiền lãi. Trong bối cảnh lãi suất cho vay đang đổ mạnh vào bất động sản, NHNN cần theo dõi, giám sát chặt chẽ hoạt động cho vay để ngăn chặn tình trạng tín dụng chảy vào lĩnh vực này "núp bóng" qua sản xuất kinh doanh.

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế NHNN cho biết, ngoài chính sách lùi thời hạn “siết” tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn 1 năm so với quy định cũ để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, NHNN tiếp tục áp dụng các biện pháp đồng bộ hướng tới các chuẩn mực quốc tế.

Trong đó, tập trung vào các chỉ số an toàn, cả vi mô và vĩ mô, giảm lãi suất cho vay có thể tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cũng như cá nhân có nhu cầu vay vốn để mua nhà, góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường.

Tuy nhiên, đây vẫn là lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, do đó, NHNN luôn theo dõi, kiểm soát chặt chẽ, điều hành một cách chủ động, linh hoạt để tín dụng bất động sản tăng trưởng lành mạnh, bền vững.

Xem thêm

Tín dụng bất động sản chỉ tăng 3,65% trong quý 1

Tín dụng bất động sản chỉ tăng 3,65% trong quý 1

Chủ trương tiếp tục siết chặt vốn vay vào lĩnh vực rủi ro, ưu tiên cho sản xuất kinh doanh nên trong quý 1/2018, tín dụng bất động sản chỉ tăng 3,65%, chỉ bằng một nửa mức tăng cùng kỳ năm trước.

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...