Bến cảng Phước Đông – Long An được bổ sung vào quy hoạch cảng biển Đông Nam Bộ

Theo Bộ Giao thông Vận tải, cảng Phước Đông - Long An gồm các bến cảng tổng hợp, container, hàng rời với cỡ tàu đến 20.000 tấn, phù hợp với định hướng quy hoạch khu bến Vàm Cỏ trong Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam.
Bến cảng Phước Đông – Long An được bổ sung vào quy hoạch cảng biển Đông Nam Bộ

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có công văn gửi UBND tỉnh Long An Cục Hàng hải Việt Nam, Công ty Cổ phần IMG Phước Đông về việc bổ sung bến cảng Phước Đông tại xã Phước Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An vào Quy hoạch Nhóm cảng biển Đông Nam Bộ (Nhóm 5).

Bộ GTVT cho biết, tại Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, khu bến Vàm Cỏ thuộc cảng biển Long An, bao gồm phạm vi vùng đất và vùng nước trên sông Vàm Cỏ, đoạn từ hạ lưu cầu Mỹ Lợi đến Kênh nước mặn có chức năng phục vụ trực tiếp nhu cầu cho khu công nghiệp, có bến cảng tổng hợp, container, hàng rời; cỡ tàu đến 20.000 tấn phù hợp với điều kiện khai thác của tuyến luồng sông Vàm Cỏ.

“Như vậy, đề xuất của Công ty Cổ phần IMG Phước Đông về việc bổ sung bến cảng Phước Đông tại xã Phước Đông, huyện Cần Đước gồm các bến cảng tổng hợp, container, hàng rời với cỡ tàu đến 20.000 tấn là phù hợp với định hướng quy hoạch khu bến Vàm Cỏ trong Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam”, văn bản của Bộ GTVT cho biết.

Về phân kỳ đầu tư bến cảng, theo Bộ GTVT, trong giai đoạn trước năm 2030, Công ty Cổ phần IMG Phước Đông đề xuất bổ sung 4 cầu cảng với tổng chiều dài 642 m cho tàu từ 10.000 - 20.000 tấn, công suất khoảng 1,5 triệu tấn (gồm 0,75 triệu tấn nguyên vật liệu thành phẩm Nhà máy dầu thực vật Tân Bình 1 và 0,74 triệu tấn phục vụ nhu cầu chung khu công nghiệp) là có cơ sở và cần thiết.

Bộ GTVT chấp thuận chủ trương bổ sung 4 cầu cảng với tổng chiều dài 642 m cho tàu từ 10.000 - 20.000 tấn vào Quy hoạch chi tiết của Nhóm cảng biển Đông Nam Bộ (Nhóm 5) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 như đề nghị của Công ty Cổ phần IMG Phước Đông .

Theo đó, Bộ GTVT đề nghị chủ đầu tư tính toán, cân nhắc đầu tư các bến liên tục, bố trí dây chuyền công nghệ ứng dụng khoa học, hiện đại nhằm phát huy tối đa hiệu suất khai thác các bến cảng, bảo đảm hiệu quả đầu tư chung của toàn bộ dự án.

Đối với giai đoạn sau năm 2030, Công ty Cổ phần IMG Phước Đông đề xuất bổ sung thêm 6 cầu cảng, tổng chiều dài 1.158 m, công suất khoảng 4,5 triệu/năm phục vụ nhu cầu thông qua hàng hóa của Khu công nghiệp Phước Đông và hàng hóa tại các khu công nghiệp khác trên địa bàn tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang.

Theo Bộ GTVT, đề xuất này sẽ được xem xét trong quá trình tổ chức lập Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển số 4 và Quy hoạch chi tiết vùng đất, vùng nước cảng biển Long An trên cơ sở phù hợp với nhu cầu phát triển thực tế các Khu công nghiệp của địa phương, các bến cảng khác thuộc cảng biển Long An và cảng biển trong khu vực.

Về Khu công nghiệp cầu cảng Phước Đông do Công ty Cổ phần IMG Phước Đông làm chủ đầu tưvới tổng diện tích 128,8 ha. Hệ thống giao thông chính gồm 4 làn xe, rộng 22 m. Hệ thống giao thông nội bộ có 2 làn xe rộng 14 m.

Quy mô nhà xưởng xây sẵn cho thuê linh hoạt, trang bị hệ thống điện mặt trời áp mái 32 MW. Hệ thống cụm cầu cảng đón tàu chở hàng tổng hợp trọng tải lên đến 20.000 DWT. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...