Bí cơ chế, Bộ cũng phải xin nhập từng tàu than

Bộ Công Thương vừa có công văn đề nghị Tổng cục Hải quan làm các thủ tục thông quan để Vedan được nhập khẩu khối lượng 31.500 tấn than tại tàu cập cảng Vũng Tàu ngày 29/11. Đây là số than của Vedan Vi
Bí cơ chế, Bộ cũng phải xin nhập từng tàu than

Bộ Công Thương cho biết, Bộ này đã nhận được công văn của Công ty Cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam báo cáo một số khó khăn vướng mắc liên quan đến thủ tục nhập khẩu than cho Nhà máy nhiệt điện của công ty.

Theo báo cáo của Vedan, một tàu than nhập khẩu của Vedan đến cảng Vũng Tàu hôm 25/10, nhưng đến 29/11 vẫn đang bị giữ lại chưa thể thông quan. Trong khi đó, lượng than dự trữ trong kho của Vedan đã sắp hết.

Vì vậy, để giúp Vedan có đủ nguồn than đáp ứng cho nhu cầu sản xuất, sinh hoạt, Bộ Công Thương đã có công văn đề nghị Tổng cục Hải quan xem xét, hoàn thiện các thủ tục theo quy định để thông quan cho 31.500 tấn than kể trên.

Theo Bộ Công thương, Chính phủ đã yêu cầu các doanh nghiệp nhập khẩu than phải qua đầu mối của nhà nước là  Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tập đoàn than Đông Bắc. Nhưng với trường hợp công ty Vedan, Bộ đã báo cáo và đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép doanh nghiệp này được nhập khẩu than cho Nhà máy nhiệt điện của công ty này.

Đồng quan điểm với Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã đề nghị Chính phủ cho phép Công ty Vedan Việt Nam nhập khẩu than. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lượng than nhập khẩu của Vedan chỉ nhằm đảm bảo phục vụ nhu cầu sản xuất của công ty với số lượng cũng như chủng loại đã được duyệt, và sẽ không gây ra ảnh hưởng lên thị trường.

Trong thời gian qua, nhiều nhà máy nhiệt điện, doanh nghiệp trong nước, thay vì chọn sử dụng than trong nước theo Thông báo 346/TB-VPCP ngày 26/8/2014 của Chính phủ, đã xin - và được Bộ Công thương ủng hộ - trực tiếp nhập khẩu than từ nước ngoài.

Cụ thể, trước đó, Công ty Formosa Đồng Nai, Nhà máy Nhiệt điện duyên hải Trà Vinh cũng gửi kiến nghị đến Tổng cục Hải quan đề nghị cho tự nhập khẩu than về sử dụng cho các nhà máy sử dụng than của các công ty này.

 Lý do được các công ty này đưa ra là than trong nước có chất bốc thấp, không phù hợp với thiết bị công nghệ của nhà máy. Tuy nhiên, lý do thực lại là do giá thành than trong nước cao hơn than nhập khẩu, và với các nhà máy mỗi năm tiêu thụ hàng triệu tấn than, việc chênh lệch giá than này có thể khiến doanh nghiệp thiệt hàng nghìn tỷ đồng.

Vì vậy, gần đây Bộ Công thương đã nghiêng về việc ủng hộ các doanh nghiệp như Formosa Đồng Nai, hay Nhiệt điện Duyên Hải Trà Vinh được trực tiếp nhập khẩu không qua 2 đầu mối theo Thông báo 346/TB-VPCP.

Được biết, theo báo cáo của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), hiện tại lượng than tồn kho của đơn vị này khoảng 11 triệu tấn (số liệu đến tháng 10/2016), cao hơn hẳn mức 8 triệu tấn như dự kiến.

Theo Bùi Phú/Viettimes

Có thể bạn quan tâm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...