Bí quyết gửi tiết kiệm để tiền không bị “bốc hơi”

Tiền gửi trong sổ tiết kiệm “bốc hơi” không còn là chuyện hy hữu. Do vậy, lời khuyên cho khách hàng để bảo quản tài sản này là đến tận quầy giao dịch, kiểm tra mọi thông tin trên sổ, tài khoản tiết ki
Bí quyết gửi tiết kiệm để tiền không bị “bốc hơi”

Với khoản tiền nhàn rỗi, lựa chọn gửi tiết kiệm tại ngân hàng vẫn được nhiều người sử dụng nhất. Tuy nhiên, thời gian gần đây đã xảy ra tình trạng tiền trong sổ tiết kiệm của khách hàng bị “bốc hơi” ở vài ngân hàng.

Một số vụ mất tiền xảy ra gần đây đã gây hoang mang cho người gửi tiền, đơn cử như: Vụ việc 32 tỷ đồng trong sổ tiết kiệm của khách hàng tại ngân hàng X biến mất năm 2016 từng gây xôn xao dư luận, 17 sổ tiết kiệm trị giá 400 tỷ đồng của khách hàng tại ngân hàng Y cũng “không cánh mà bay”… Hay vụ bốc hơi 500 triệu đồng trên tài khoản của khách hàng tại một ngân hàng quốc doanh lớn...

Dù diễn ra không nhiều nhưng việc tiền trong tài khoản đột ngột bị mất phần nào cũng làm dấy lên lo ngại cho khách hàng.

Theo phân tích của giới chuyên gia trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, để xảy ra tình trạng này trước tiên do người gửi quá tin tưởng nhân viên ngân hàng nên không giao dịch gửi tiền theo đúng quy trình, quy định của ngân hàng.

Không ít khách hàng không đến quầy giao dịch mà “đi tắt” theo kiểu gọi nhân viên ngân hàng đến tận nhà, chỗ làm việc, ví dụ như trường hợp bà Nguyễn Thị H (Phú Thọ) mất 800 triệu đồng do nhờ nhân viên ngân hàng đến nhà thu tiền và làm sổ tiết kiệm.

Một lý do khác thường gặp ở hầu hết các vụ lừa đảo đều xuất phát từ việc khách hàng không nắm được tình trạng của các khoản tiết kiệm của mình mà chỉ đơn giản cầm và tin tưởng vào thông tin được in trên sổ. Chỉ đến khi có nhu cầu sử dụng hoặc đến ngày đáo hạn, khách hàng mới “tá hỏa” khi biết tiền bị “bốc hơi” lúc nào không hay.

Với nhiều nguyên nhân được chỉ ra, nhiều chuyên gia đã đưa ra khuyến cáo để khách hàng tránh mất tiền oan. Đó là những thao tác đơn giản, cơ bản nhưng không phải ai cũng nghiêm chỉnh thực hiện như: Gửi đúng quy trình, không ký sẵn chứng từ còn trống khi được yêu cầu, gọi điện lên tổng đài chăm sóc dịch vụ, bảo quản sổ tiết kiệm và tài khoản truy cập ngân hàng điện tử cẩn thận… Đặc biệt, một thao tác cần thiết mà khách hàng cần thực hiện là kiểm tra lại số dư sổ tiết kiệm ngay khi gửi trên Internet Banking/Mobile Banking/SMS Banking.

Trên thực tế, dịch vụ kiểm tra số dư trên Internet Banking/Mobile Banking khá phổ biến nhưng để truy vấn tài khoản tiền gửi qua SMS Banking thì không phải ngân hàng nào cũng có. Hiện chỉ một số ít ngân hàng cung cấp dịch vụ này cho khách hàng ví dụ như Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) có dịch vụ PV-SMS Banking.

Một lãnh đạo PVcomBank cho biết, đây vừa là tiện ích, vừa là công cụ kiểm tra, cảnh báo rủi ro cho khách hàng khi thực hiện giao dịch tại PVcomBank. Bởi không mất nhiều thời gian để đến quầy giao dịch hay gọi điện lên tổng đài đọc các thông tin cá nhân, thông tin khoản tiền gửi mà chỉ cần với 1 tin nhắn trên điện thoại, khách hàng sẽ kiểm tra được ngay thông  tin chi tiết tất cả các khoản tiền của mình đang có tại ngân hàng. Kiểm tra số dư qua tin nhắn thật sự rất linh hoạt và khách quan với khách hàng.

Thêm nữa, PVcomBank cũng hướng dẫn và truyền thông cấu trúc soạn tin nhắn trên từng sổ tiết kiệm giao trả khách hàng. Dựa trên thông tin và cấu trúc được hướng dẫn, khách hàng có thể chủ động kiểm tra, xác minh lại thông tin một cách dễ dàng và chính xác nhất. 

“Một tin vui cho khách hàng PVcomBank là chúng tôi đang có chính sách đăng ký miễn phí cho dịch vụ SMS-Banking nhằm thu hút cũng như mang đến trải nghiệm về tính năng mới cho khách hàng”, bà Nguyễn Thúy Hạnh – Giám đốc Khối Khách hàng cá nhân PVcomBank cho hay.

Thông tin chi tiết, khách hàng vui lòng liên hệ các Điểm giao dịch của PVcomBank trên toàn quốc; hoặc truy cập website www.pvcombank.com.vn; hoặc liên hệ qua tổng đài 1900 5555 92.

>> PVcombank triển khai dịch vụ xác thực chứng thư bảo lãnh online 

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...