Bí thư xã Tiên Dược tiếp tay cho DN xâm phạm mồ mả: Cần thanh tra, xử lý sai phạm đối với cá nhân, tổ chức liên quan!

Liên quan việc di chuyển 666 ngôi mộ tại Sóc Sơn, TP Hà Nội, Luật sư cho rằng các cơ quan chức năng cần vào quộc thanh tra, xử lý sai phạm đối với cá nhân, tổ chức liên quan nếu có.

Ngày 28/12/2021 Tạp chí Thương gia có bài: "Sóc Sơn - Hà Nội: Bí thư xã Tiên Dược tiếp tay cho doanh nghiệp phá hủy mồ mả, GPMB sai quy định?" phản ánh về việc ông Nguyễn Thái Bình – Bí thư Đảng ủy (nguyên Chủ tịch UBND xã) có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB). Cụ thể, để tạo điều kiện cho Công ty TNHH Đầu tư dịch vụ & Thương mại An Khang và Công ty cổ phần đầu tư xây dựng 678 có mặt bằng thực hiện Dự án Xây dựng Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới, ông Nguyễn Thái Bình đã cho phép Chủ đầu tư của dự án hợp đồng với một cá nhân trong xã “thần tốc” di chuyển 666 ngôi mộ tại nghĩa trang mả Viềng, thôn Dược Hạ khi chưa có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt quy hoạch nghĩa trang mới.

Liên quan đến vấn đề trên, Luật sư Hà Thị Khuyên – Đoàn Luật sư TP.Hà Nội phân tích, để đánh giá về công tác giải phóng mặt bằng của UBND xã Tiên Dược (Sóc Sơn) và hai doanh nghiệp là Công ty TNHH Đầu tư dịch vụ & Thương mại An Khang, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng 678 đối với 666 ngôi mộ tại nghĩa trang mả Viềng (thôn Dược Hạ, xã Tiên Dược, Sóc Sơn) có đúng quy định pháp luật và đúng trình tự, thủ tục luật định hay không cần xem xét các văn bản đã ban hành, những văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề này, và khi tiến hành giải phóng mặt bằng di dời mồ mả, hài cốt các đơn vị liên quan có tuân thủ những quy định này hay không, cụ thể:

Đối với những mồ mả không có người trông coi quản lý, hương khói thì chính quyền cụ thể là UBND trước khi di dời phải thông báo công khai để tìm thân nhân của các phần mộ này, nếu đã thông báo công khai rộng rãi qua các kênh thông tin mà vẫn không có thân nhân nào đến nhận phần mộ, thì phía chính quyền địa phương được phép di dời nhằm bảo vệ môi trường và quy hoạch về nghĩa trang, nghĩa địa theo đúng quy định.

Luật sư Hà Thị Khuyên – Đoàn Luật sư TP.Hà Nội
Luật sư Hà Thị Khuyên – Đoàn Luật sư TP.Hà Nội

Tại Luật Bảo vệ môi trường (2014), khoản 1, Điều 84 quy định về Bảo vệ môi trường trong mai táng, hỏa táng” nêu rõ Khu mai táng, hỏa táng phải bảo đảm các yêu cầu: Phù hợp với quy hoạch; có vị trí, khoảng cách đáp ứng yêu cầu về vệ sinh môi trường, cảnh quan khu dân cư; không gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh.

Những mồ mả có nguồn gốc từ lâu, nằm trong khu vực dân cư từ trước khi có các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh như trường hợp 666 ngôi mộ tại nghĩa trang mả Viềng (thôn Dược Hạ, xã Tiên Dược, Sóc Sơn) nếu phía chính quyền muốn di dời sang khu vực đã được quy hoạch, thì trước đó phải thỏa thuận và thông báo trước cho phía các gia đình được biết, nếu không xác định được thân nhân đang quản lý và hương khói cho phần mộ, hài cốt này thì chính quyền địa phương tiến hành thông báo rộng rãi trên phương tiện thông tin của địa phương để tìm thân nhân, khi đã thực hiện các bước này rồi những vẫn tiếp tục không có thân nhân nào liên hệ để nhận thì khi đó phía chính quyền và các đơn vị dự mới được phép tiến hành giải phóng mặt bằng, di dời mồ mả, hài cốt vô chủ này.

Bởi, theo Luật sư Hà Thị Khuyên quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại Nghị định số 47/2014/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 15/05/2014 nêu rõ phương án về “Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất”, tại Điều 18 Nghị định quy định rõ về “Bồi thường về di chuyển mồ mả”: Đối với việc di chuyển mồ mả… người có mồ mả phải di chuyển được bố trí đất và được bồi thường chi phí đào, bốc, di chuyển, xây dựng mới và các chi phí hợp lý khác có liên quan trực tiếp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức bồi thường cụ thể cho phù hợp với tập quán và thực tế tại địa phương”.

Đối chiếu theo quy định này, phía chính quyền và hai doanh nghiệp trên nếu muốn di dời 666 ngôi mộ trên thì phải bố trí đất nơi di dời đến và hỗ trợ các gia đình có phần mộ, hài cốt tại nghĩa trang mả Viềng (thôn Dược Hạ, xã Tiên Dược, Sóc Sơn) các chi phí đào, bốc, di chuyển, xây dựng mới và các chi phí hợp lý khác có liên quan trực tiếp.

Ngoài ra, tại nghĩa trang này có nhiều phần mộ của các liệt sĩ, khi tiến hành di dời chính quyền và các đơn vị liên quan cần phải hết sức thận trọng, cần phải có cơ chế chính sách phù hợp để đảm bảo quyền lợi cho gia đình có công với cách mạng.

Trong trường hợp dự án này được phê duyệt một cách hợp pháp, đúng quy định pháp luật, nhưng 666 ngôi mộ tại nghĩa các phần mộ vẫn giữ lại nguyên tại vi trí đó hiện trạng tại nghĩa trang mả Viềng (thôn Dược Hạ, xã Tiên Dược, Sóc Sơn) mà không di dời, thì phía chính quyền và các đơn vị GPMB phải họp bàn với phía các gia đình có phần mộ, hài cốt tại nghã trang trên để trừ lại một phần đất đối với các phần mộ, bao gồm phần đất chôn cất và phần đất thuộc lối vào để phục vụ cho việc đi lại thờ cúng, hương khói… nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho phía các hộ gia đình có phần mộ, hài cốt tại nghĩa tràn này.

Luật sư Hà Thị Khuyên nhấn mạnh, đặc biệt tại Điều 607, Bộ luật Dân sự (2015) quy định về “Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả” đã nêu khá rõ về trách nhiệm và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức trong việc bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả (khoản 1, Điều 607); những thiệt hại được bồi thường bao gồm: chi phí hợp lý để hạn chế thiệt hại, chi phí hợp lý để để khắc phục thiệt hại (khoản 2, điều 607); trong đó, người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp mồ mả của người khác bị xâm phạm phải bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều 607 và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích theo thứ tự hàng thừa kế của người chết; nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa đối với mỗi mồ mả bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (khoản 3, Điều 607).

666 ngôi mộ được "thần tốc" di chuyển và chôn cất rất sơ sài
666 ngôi mộ được "thần tốc" di chuyển và chôn cất rất sơ sài

Bên cạnh đó, chế tài hình sự điều chỉnh đối với hành vi xâm phạm mồ mả quy định trong Bộ luật Hình sự (2015) tại Điều 319 về “Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt” thì những người có hành vi xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm (khoản 1, Điều 319). Hình phạt từ 02 năm đến 07 năm nếu hành vi có các dấu hiệu như: Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; chiếm đoạt hoặc hủy hoại vật có giá trị lịch sử, văn hóa; vì động cơ đê hèn; chiếm đoạt bộ phận thi thể, hài cốt (khoản 2, Điều 319).

Từ sự việc di dời này, đặt ra một dấu hỏi lớn: liệu phía UBND xã Tiên Dược và 02 doanh nghiệp trên đã được cấp có thẩm quyền cụ thể là UBND Thành phố Hà Nội chấp thuận chưa? Nếu đã được chấp thuận thì văn bản đó là gì? Quy định nội dung ra sao? Bởi, Luật Đất Đai 2013 quy định cụ thể:

Điều 66. Thẩm quyền thu hồi đất:

  1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây: a) Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này; b) Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
  2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây: a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; b) Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
  3. Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.

Luật sư Hà Thị Khuyên khẳng định, đất nghĩa trang thuộc quý đất của xã, phường, thị trấn thẩm quyền thu hồi phải là UBND TP. Hà Nội chấp thuận, căn cứ thu hồi đất do Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội chấp thuận được quy định tại khoản 3, Điều 62 - Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

Trong trường hợp dự án trên được thực hiện thần tốc, chưa đầy đủ cơ sở pháp lý, chưa đúng trình tự, thủ tục thì phía cơ quan chức năng cần vào cuộc thanh tra, xử lý sai phạm đối với cá nhân, tổ chức liên quan nếu có.

Xem thêm

Sai phạm hơn 43 tỷ đồng tại dự án xe buýt nhanh BRT Hà Nội

Sai phạm hơn 43 tỷ đồng tại dự án xe buýt nhanh BRT Hà Nội

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, mặc dù được đầu tư với số tiền rất lớn, nhưng dự án xe buýt nhanh BRT Hà Nội chưa đạt được hiệu quả như mong đợi, chưa đạt được mục tiêu đề ra là hạn chế phương tiện cá nhân, giảm ùn tắc giao thông.
Nhiều sai phạm trong công tác quản lý tại KKT Vân Phong

Nhiều sai phạm trong công tác quản lý tại KKT Vân Phong

Kiểm toán Nhà nước khu vực VIII kiến nghị BQL KKT Vân Phong chấn chỉnh công tác cấp phép xây dựng, chấm dứt việc để xảy ra các sai phạm, tổ chức kiểm điểm trách nhiệm đối với các sai sót nêu trong kết quả kiểm toán.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…