BIDV mua lại 3.300 tỷ đồng trái phiếu

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, mã: BID) vừa thông báo sẽ mua lại toàn bộ 3.300 tỷ đồng trái phiếu tăng vốn phát hành đợt 1 năm 2014.
BIDV mua lại 3.300 tỷ đồng trái phiếu

Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không được bảo đảm hoặc bảo lãnh, được phát hành và thanh toán bằng đồng Việt Nam, xác lập nghĩa vụ trả nợ trực tiếp, là nợ thứ cấp của BIDV và thỏa mãn các điều kiện để tính vào vốn cấp 2. Trái phiếu được phát hành vào ngày 8/8/2014, với giá trị 3.300 tỷ đồng, kỳ hạn 10 năm 1 ngày và BIDV có quyền mua lại sau 5 năm. 

Lãi suất trái phiếu là lãi suất trả sau, trả lãi định kỳ hàng năm; lãi suất cố định trong 5 năm đầu là 8,8%/năm; Nếu trái phiếu không được BIDV mua lại sau 5 năm kể từ ngày phát hành thì mức lãi suất áp dụng cho thời hạn còn lại của trái phiếu là 9,3%/năm.

Theo BIDV thời điểm đó, trái phiếu đáp ứng điều kiện để tính bổ sung vốn tự có cấp 2 của BIDV (quy định tại Mục 1, Điều 3 về Các khoản để tính vốn cấp 2 tại Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của NHNN).

Vừa qua, BIDV cũng phát hành 2 đợt trái phiếu với tổng giá trị 300 tỷ đồng. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không được bảo đảm hoặc bảo lãnh, được phát hành và thanh toán bằng VND, xác lập nghĩa vụ trả nợ trực tiếp, là nợ thứ cấp của BIDV và thỏa mãn các điều kiện để tính vào vốn tự có cấp 2.

Đợt 1, ngân hàng chào bán thành công 200 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 7 năm và 10 năm, phát hành vào ngày 28/6, với giá trị 100 tỷ đồng cho mỗi kỳ hạn. Nhà đầu tư có quyền mua lại sau 2 năm đối với kỳ hạn 7 năm và sau 5 năm đối với kỳ hạn 10 năm.

Lãi suất áp dụng cho trái phiếu BIDV được tính bằng lãi suất tham chiếu (trung bình cộng lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân bằng VND, trả sau áp dụng cho kỳ hạn 12 tháng của 4 ngân hàng Agribank, Vietinbank, BIDV - khu vực Hà Nội và Vietcombank Sở giao dịch tại ngày xác định lãi suất của kỳ thanh toán lãi đó) cộng thêm 1,1%/năm hoặc 1,2%/năm, lần lượt với kỳ hạn 7 năm và 10 năm.

Nếu tổ chức phát hành không thực hiện mua lại trái phiếu vào ngày thực hiện quyền mua lại, lãi suất trái phiếu áp dụng cho 2 năm cuối với kỳ hạn 7 năm và 5 năm cuối đối với kỳ hạn 10 năm sẽ lần lượt bằng lãi tham chiếu cộng thêm 3,6%/năm hoặc 2,2%/năm. Lãi suất áp dụng cho kỳ thanh toán lãi đầu tiên đối với kỳ hạn 7 năm và 10 năm lần lượt là 7,93%/năm và 8,03%/năm.

Trong đợt 2, ngày 31/7, BIDV phát hành 100 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 7 năm. Lãi suất áp dụng cho trái phiếu được tính bằng lãi suất tham chiếu (trung bình cộng lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân bằng Đồng Việt Nam, trả sau áp dụng cho kỳ hạn 12 tháng của 4 ngân hàng Agribank, Vietinbank, BIDV - khu vực Hà Nội và Vietcombank Sở giao dịch tại ngày xác định lãi suất của kỳ thanh toán lãi đó) cộng thêm 1,1%/năm. 

Ngày thực hiện quyền mua lại đối với trái phiếu này là sau 2 năm, vào ngày 31/7/2021. Nếu tổ chức phát hành không thực hiện mua lại trái phiếu vào ngày thực hiện quyền mua lại, lãi suất trái phiếu áp dụng cho 02 năm cuối của kỳ hạn sẽ bằng lãi suất tham chiếu  cộng thêm 3,6%/năm. Lãi suất áp dụng cho kỳ thanh toán lãi đầu tiên là 7,95%/năm.

 >> BIDV sẽ phát hành hơn 603,3 triệu cổ phiếu cho KEB Hana Bank

Có thể bạn quan tâm

Ngân hàng nào "gặt hái" lợi nhuận lớn nhất quý 1/2025?

Ngân hàng nào "gặt hái" lợi nhuận lớn nhất quý 1/2025?

Động lực tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng được dự báo nhờ vào các yếu tố như tín dụng mạnh mẽ, đặc biệt là sự hồi phục của thị trường bất động sản, tín dụng tiêu dùng, cho vay nhà ở, cùng với sự phục hồi của nhóm khách hàng cá nhân…

Ngân hàng Nhà nước sẽ làm gì để điều hành lãi suất?

Ngân hàng Nhà nước sẽ làm gì để điều hành lãi suất?

Theo dự báo của ông Trần Ngọc Báu, Ngân hàng Nhà nước chắc chắn sẽ hạ lãi suất, hạ nhanh hay chậm thế nào phụ thuộc sẽ vào câu chuyện dịch chuyển vốn ngoại, và lãi suất ở đây là cả trên thị trường 1 (thị trường dân cư) và thị trường 2 (thị trường liên ngân hàng)...