BIDV xiết nợ tài sản của 3 công tỷ để "dọn dẹp" nợ xấu

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV - mã: BID) - Chi nhánh Sở Giao dịch 2 sẽ tổ chức bán đấu giá tài sản của 3 công ty nhằm thu hồi nợ xấu gần 1.091 tỷ đồng.
BIDV xiết nợ tài sản của 3 công tỷ để "dọn dẹp" nợ xấu

Theo thông báo của BIDV ngày 16/10, 2 công ty bị xiết nợ xử lý tài sản gồm: CTCP Đầu tư Y tế Việt Nam, CTCP Đầu tư Xây dựng và Khai thác Công trình Giao thông 584 (Công ty 584). Toàn bộ dư nợ gốc, lãi phát sinh của 2 công ty này tại BIDV – Chi nhánh Sở Giao dịch 2 tạm tính đến ngày 31/7/2017 là gần 1.091 tỷ đồng. 

BIDV sẽ thế chấp kèm theo khoản nợ gồm Dự án Khu dân cư 584 Tân Kiên tại xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP HCM. Giá khởi điểm là 810,3 tỷ đồng (đã bao gồm thuế GTGT). Với giá khởi điểm này BIDV “lỗ” gần 300 tỷ đồng cho khoản hợp tác trên.

Trong đó bao gồm 1 nền đất có diện tích 174,5 m2 tại thửa đất số 302, tờ bản đồ 62, bộ địa chính xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh; Quyền sử dụng 41.242,1m2 theo Giấy CNQSDĐ số CT05280 do Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM cấp ngày 21/2/2011 và tài sản gắn liền với đất là 2 Khối chung cư.

Được biết, chủ đầu tư của Dự án Khu dân cư 584 Tân Kiên là Công ty 584 đầu tư trực tiếp 100% dự án, có giá trị đầu tư khoảng 573 tỷ đồng.

Năm 2016, công ty 584 lỗ ròng gần 400 tỷ, gấp đôi năm 2015 và là năm thứ 6 lỗ liên tiếp, đẩy lỗ luỹ kế lên mức 1.227 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu âm 671 tỷ đồng. Thậm chí, công ty còn bị cơ quan thuế cưỡng chế hoá đơn, phong toả tài khoản, UBND TP. HCM không cho phát triển dự án mới. Doanh nghiệp này liên tục lỗ lớn bởi phải trích lãi vay từ khối nợ khổng lồ 2.163 tỷ đồng tới cuối năm 2016.

Trước đó, một số ngân hàng đã tiến hành thu giữ tài sản để xử lý nợ xấu theo quy định mớ của Nghị quyết 42. Đơn cử, ngày 21/8 vừa qua, công ty VAMC này đã tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm là Dự án đầu tư Cao ốc phức hợp Sài Gòn M&C tại địa chỉ 34 Tôn Đức Thắng, Quận 1, TP. HCM để xử lý nhằm thu hồi nợ. Đây là tại sản đảm bảo của Công ty cổ phần Sài Gòn One Tower (Sài Gòn One Tower).

Trước đó, VAMC đã ký Hợp đồng mua nợ với một số tổ chức tín dụng đối với khoản nợ của nhóm khách hàng bao gồm: Công ty CP Sài Gòn One Tower (trước đây là Công ty CP Địa Ốc Sài Gòn M&C); Công ty CP Đầu tư Liên Phát; Công ty CP TVĐT và XD Minh Quân; Công ty CP Tân Superdeck M&C với tổng dư nợ (gốc và lãi) đến thời điểm hiện nay đã lên trên 7.000 tỷ đồng.

Tiếp đó các ngân hàng như NCB, Techcombank, Agribank, Maritime Bank… cũng ráo riết thông báo thu giữ tài sản bảo đảm của khách hàng để bán đấu giá thu hồi nợ. 

>> Sôi động "chợ" mua bán nợ xấu

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...