Bộ Công Thương cảnh báo các sàn thương mại điện tử rao bán sản phẩm hỗ trợ điều trị Covid-19

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương vừa có văn bản yêu cầu các sàn thương mại điện tử rà soát và gỡ bỏ những sản phẩm gồm các loại máy thở, thuốc, những thiết bị đo nồng độ oxy trong máu SpO2 vi phạm quy định thương mại.

Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số lợi dụng tình hình dịch bệnh, thời gian qua nhiều đối tượng tung ra quảng cáo bán các thiết bị hỗ trợ trong việc điều trị tại nhà như các loại máy thở, các loại thuốc, các loại đo nồng độ Ôxy trong máu SpO2… với giá giả. Các loại máy này thường nhái với các thương hiệu uy tín như Eveny, Omroni hoặc tên chung chung là Oximeter, các máy này thường cho kết quả không chính xác.

Chính vì vậy Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số khuyến cáo người dân cần tìm hiểu kỹ thông tin về sản phẩm, người bán, đặc biệt không nên mua các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ bán trôi nổi trên mạng. Nếu phát hiện các gian hàng vi phạm hãy phản ánh về Bộ Công Thương (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số) để kịp thời ngăn chặn và xử lý.

Lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ nhiều sản phẩm thuốc điều trị Covid - 19 không rõ nguồn gốc xuất xứ
Lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ nhiều sản phẩm thuốc điều trị Covid - 19 không rõ nguồn gốc xuất xứ

Ở một diễn biến liên quan, ngày 31/08, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 6 – Cục QLTT Hà Nội phối hợp Đội 4 – Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường – Công an TP Hà Nội tiến hành kiểm tra đột xuất một điểm tập kết, kinh doanh hàng hóa tại đường Đại Mỗ - quận Nam Từ Liêm phát hiện hàng trăm hộp thuốc điều trị Covid -19 không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Quá trình làm việc, chủ cơ sở không xuất trình được các hóa đơn, chứng từ liên quan đến nguồn gốc hợp pháp của số hộp thuốc điều trị Covid – 19. Số thuốc điều trị Covid -19 bị tạm giữ gồm 2 loại: 40 viên/hộp và 10 viên/hộp. Trên bao bì các sản phẩm đều in chữ nước ngoài. Chủ cơ sở khai nhận bản thân không biết gì về y dược, chủ yếu thu mua các hộp thuộc trôi nổi trên mạng xã hội với giá từ 100.000 đến 1 triệu đồng tùy loại, sau đó, rao bán lại trên mạng với giá gấp 2 lần để kiếm lời.

Xem thêm

Nhật ký chống dịch Covid-19: Nên chăng...?

Nhật ký chống dịch Covid-19: Nên chăng...?

Đợt bùng phát đại dịch Covid lần thứ 4 từ 27/4/2021 đã qua 121 ngày. Chính phủ, Bộ Y tế và chính quyền các tỉnh thành trực thuộc trung ương đã và đang triển khai, thay đổi nhiều phương án, cách thức để chỉ đạo người dân và các cấp các ngành thực hiện.

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…