Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh thuế xuất, thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất xăng dầu

Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi mức thuế xuất, thuế nhập khẩu của một số mặt hàng để ổn định nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước đối với mặt hàng xăng dầu.

Theo đó, tại dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định việc áp dụng thuế suất thông thường đối với hàng hoá nhập khẩu, Bộ Tài chính đã đề xuất sửa đổi mức thuế xuất, thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu sản xuất xăng dầu.

Theo Bộ Tài chính, với mặt hàng khí ngưng tụ (condensate), mặt hàng này thuộc mã HS 2709.00.20, thuế suất tặng thêm được vận dụng với sản phẩm và hàng hóa nhập khẩu có nguồn gốc từ nước, nhóm nước hoặc vùng chủ quyền lãnh thổ triển khai đối xử tối huệ quốc (MFN) là 3%, thuế nhập khẩu thông thường là 4,5%. Tại Việt Nam, đơn vị sản xuất condensate là Tổng công ty Khí Việt Nam.

Mỗi năm Tổng công ty Khí Việt Nam sản xuất khoảng 250 nghìn tấn condensate từ nguồn khí Cửu Long và Nam Côn Sơn tại 2 nhà máy xử lý khí Dinh Cố và Nam Côn Sơn. Hiện nay, condensate ở Việt Nam chủ yếu được dùng để sản xuất nhiên liệu LPG, Xăng, dầu DO, dầu FO.

Do mặt hàng condensate là nguyên liệu khai thác từ thiên nhiên có tính chất tương tự dầu thô nhưng thành phần nhẹ. Theo nguyên tắc ban hành biểu thuế, thuế suất, các mặt hàng là tài nguyên, khoáng sản thô chưa qua chế biến được quy định mức thuế xuất khẩu cao để hạn chế xuất khẩu và quy định mức thuế nhập khẩu MFN thấp để khuyến khích nhập khẩu, bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa qua chế biến trong nước.

Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh thuế xuất, thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất xăng dầu
Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh thuế xuất, thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất xăng dầu

Theo đó, tại dự thảo Nghị định về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Bộ Tài chính dự kiến trình Chính phủ điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu MFN của mã HS 2709.00.20 từ 3% xuống 0%. Theo đó, để đảm bảo nguồn nguyên liệu sản xuất xăng dầu, Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh giảm tương ứng mức thuế suất thuế nhập khẩu thông thường của mã HS 2709.00.20 từ 4,5% xuống 0%.

Bộ Tài chính khẳng định, việc điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu thông thường đối với mặt hàng này không làm giảm thu ngân sách nhà nước do thời gian qua không phát sinh kim ngạch nhập khẩu theo thuế suất thuế nhập khẩu thông thường.

Tuy nhiên, thực hiện theo phương án dự kiến sẽ góp phần tạo điều kiện cho các nhà máy lọc hóa dầu trong nước, trong đó có Nhà máy Lọc dầu Dung Quất tiếp cận được với các nguồn nguyên liệu với chi phí thấp hơn, qua đó góp phần giảm giá thành và tăng mức sản lượng xăng dầu được sản xuất trong nước.

Đối với mặt hàng propen (là một chất khí), mặt hàng này thuộc mã HS 2901.22.00, có mức thuế suất MFN và thuế suất trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đều là 0%, thuế nhập khẩu thông thường là 5%. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2021, mặt hàng này không phát sinh kim ngạch nhập khẩu từ thuế nhập khẩu thông thường.

Trước đó, Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu thông thường của mã HS 2901.22.00 từ 5% xuống 0% do mức thuế suất MFN và các FTA đã về 0% và việc điều chỉnh này không làm giảm thu ngân sách nhà nước.

Ngoài ra, việc giảm thuế nhập khẩu thông thường sẽ tăng thêm cơ hội, lợi thế về thuế khi chào mua tại các quốc gia chưa có quan hệ đối xử tối huệ quốc với Việt Nam (các quốc gia không phải là thành viên WTO và chưa ký kết FTA với Việt Nam).

Bộ Tài chính cũng khẳng định, việc điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu thông thường đối với mặt hàng này không làm giảm thu ngân sách nhà nước do không phát sinh kim ngạch nhập khẩu và sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận thêm các thị trường nhập khẩu mới để nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất hạt nhựa phục vụ cho nguyên liệu đầu vào trong nước, qua đó, góp phần làm giảm chi phí, giá thành sản xuất.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...