Bộ Tài chính yêu cầu xử lý nghiêm khắc vụ 213 container mất tích

Theo đó, báo cáo của Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ về kết quả xử lý cán bộ hải quan liên quan trong vụ 213 container mất tích tại TP.HCM là chưa nghiêm khắc và đã yêu cầu phải xử lý lại.
Bộ Tài chính yêu cầu xử lý nghiêm khắc vụ 213 container mất tích

Theo báo cáo, Tổng cục Hải quan đã phát hiện có 231 container tới Việt Nam theo diện hàng quá cảnh với tên chủ hàng là 56 doanh nghiệp Việt Nam - trong thời gian từ năm 2015 đã... “mất tích”.

Cụ thể, số container này đã qua cảng Cát Lái (Tp.HCM) để trung chuyển theo đường bộ sang Campuchia. Tuy nhiên, số container này có đi khỏi cảng nhập, nhưng lại không tới nơi xuất tại cửa khẩu biên giới Việt Nam - Campuchia.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, số hàng trong các container này là hàng điện máy, điện tử đã qua sử dụng của nước ngoài. Đây đều là loại hàng thuộc danh mục cấm nhập của Việt Nam.

Qua xác minh của Tổng cục Hải quan, 56 chủ hàng nhập là các doanh nghiệp Việt Nam đều không hoạt động hoặc không có trụ sở tại địa chỉ nơi đăng ký kinh doanh.

Tổng cục Hải quan đã chuyển kết quả xác minh này tới Cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công an) để tiếp tục điều tra làm rõ.

Trong nội bộ ngành Hải quan, Tổng cục Hải quan đã tiến hành kiểm điểm, xử lý trách nhiệm của các cá nhân cán bộ liên quan trong vụ “mất tích” 213 container hàng quá cảnh này.

Theo đó, sau tiến hành kiểm điểm, Cục Hải quan Tp.HCM đã điều chuyển vị trí công tác 29 công chức có liên quan. Đồng thời, Cục Hải quan Tp.HCM tiếp tục tiến hành ký luật các cán bộ Hải quan này.

Cụ thể, Cục Hải quan Tp.HCM kỷ luật khiển trách 2 công chức liên quan đến việc hủy BOA (hệ thống xác nhận hàng hóa quá cảnh đã làm thủ tục hải quan ở cửa khẩu nơi đi) trên hệ thống.

Kỷ luật hạ 2 mức phân loại (xuống mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực) đối với 11 công chức và 1 lãnh đạo Đội giám sát Hải quan có liên quan đến việc hàng đã ra khỏi cảng nhưng không lưu hồ sơ.

Kỷ luật hạ một mức phân loại (xuống mức hoàn thành tốt nhiệm vụ) đối với ba lãnh đạo chi cục và 3 đội trưởng hải quan theo các thời kỳ có liên quan đến vụ việc.

Đánh giá về việc xử lý này của Cục Hải quan TP.HCM, theo báo cáo gửi Thủ tướng của Bộ Tài chính, là… chưa được. Cụ thể là “chưa nghiêm khắc, chưa đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa sai phạm; chưa tương xứng với hậu quả xảy ra".

Do đó, tháng 1/2018, Bộ Tài chính đã yêu cầu Tổng cục Hải quan chỉ đạo Cục Hải quan Tp.HCM kiểm điểm, xử lý kỷ luật lại đối với các cá nhân liên quan trong vụ việc này.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...