Bộ Thông tin và Truyền thông muốn giảm thêm 48% điều kiện kinh doanh

Sau khi đã cắt giảm, đơn giản được 26 điều kiện kinh doanh, Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa thêm là 173/361 điều kiện kinh doanh, tương ứng tỷ lệ 48%.
Bộ Thông tin và Truyền thông muốn giảm thêm 48% điều kiện kinh doanh

Theo dự thảo việc lấy ý kiến về phương án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành và điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực thông tin truyền thông vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố, cho biết, theo yêu cầu của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ tại Báo cáo số 70/BC-TCTTTg ngày 1/3/2018 về việc báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ giao, đối với hàng hóa xuất nhập khẩu và thủ tục kiểm tra chuyên ngành, Bộ có 143 mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành, cần thực hiện cắt giảm 50% mặt hàng kiểm tra chuyên ngành.

Ngoài ra, Bộ cần cắt giảm, đơn giản hóa 4 thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành.

Về điều kiện kinh doanh, Nộ này có 250 điều kiện kinh doanh thuộc 16 nhóm ngành, nghề; đề xuất cắt giảm, sửa đổi 51 điều kiện kinh doanh (16%) - nhưng chưa có phương án sửa đổi cụ thể đối với các điều kiện kinh doanh; cần tiếp tục cắt giảm 74 điều kiện kinh doanh.

Kết quả thực hiện, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cắt bỏ 11 sản phẩm hàng hóa phải chứng nhận, 8 sản phẩm hàng hóa phải công bố hợp quy và chuyển 32 sản phẩm hàng hóa sang danh mục công bố hợp quy.

Về danh mục hàng hóa tại Thông tư số 18/2014/TT-BTTTT (38 hàng hóa): Bộ đã ban hành Quyết định số 823/QĐ-BTTTT ngày 31/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước.

Như vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa 89/146 loại sản phẩm hàng hóa (chiếm 60,96%) đạt yêu cầu theo báo cáo số 70.

Về số lượng điều kiện kinh doanh, qua nghiên cứu, rà soát các điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, thì tổng số các điều kiện kinh doanh là 385 điều kiện kinh doanh. Và Bộ đã cắt giảm được 24 điều kiện kinh doanh, đơn giản 2 điều kiện kinh doanh trên tổng số 26/385 điều kiện kinh doanh, đã đạt tỷ lệ 6,8%.

Đáng chú ý, qua nghiên cứu, rà soát, Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa thêm: kinh doanh dịch vụ bưu chính 01/06 điều kiện kinh doanh; kinh doanh dịch vụ viễn thông 1/6 điều kiện kinh doanh; kinh doanh dịch vụ chứng thực chữ ký số 10/41 điều kiện kinh doanh; Kinh doanh dịch vụ thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp 96/116 điều kiện kinh doanh; Kinh doanh gia công, tái chế, sửa chữa, làm mới sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng thuộc danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu cho đối tác nước ngoài 1/4 điều kiện kinh doanh; kinh doanh dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền ".vn": 1/4 điều kiện kinh doanh; kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng: 6/10 điều kiện kinh doanh; kinh doanh dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin 57/57 điều kiện kinh doanh.

Tổng số cắt giảm, đơn giản hóa thêm là 173/361, đạt tỷ lệ 48%. Và tổng số điều kiện kinh doanh Bộ đã hoặc đề xuất cắt giảm hoặc đơn giản hóa là 199/385 điều kiện kinh doanh, đạt tỷ lệ: 51,7%.

Bộ này cũng cho biết, các điều kiện kinh doanh còn lại, Bộ đã nghiên cứu, rà soát và xin báo cáo chưa cắt giảm ngay trong năm 2018 vì các lý do: Một số lĩnh vực liên quan đến tư tưởng, cần xin ý kiến các cơ quan có thẩm quyền, nhất là về các lĩnh vực: hoạt động của nhà xuất bản; kinh doanh dịch vụ mạng xã hội; kinh doanh dịch vụ phát hành, truyền hình trả tiền.

Đối với điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh trò chơi trên mạng viễn thông, mạng Internet, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết sẽ nghiên cứu để cắt giảm, đơn giản hóa thêm sau khi các quy định tại Nghị định số 27/2018/NĐ-CP đi vào đời sống xã hội và trên cơ sở tổng kết, đánh giá và sẽ cắt giảm hoặc đơn giản hóa thêm.

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…