Bộ Y tế sẽ cắt giảm hơn 72% điều kiện kinh doanh

Theo kết quả mới nhất từ “chiến dịch” cắt giảm điều kiện kinh doanh đang được Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt, dự kiến sẽ cắt giảm hơn 60% trong tổng số 5.905 điều kiện kinh doanh hiện hành.
Bộ Y tế sẽ cắt giảm hơn 72% điều kiện kinh doanh

Thông tin được Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính cho biết tại buổi lễ công bố Báo cáo Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính (Chỉ số APCI 2018).

Một trong những thông tin hiện đang rất được trông đợi là những kết quả cụ thể mới nhất trong rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh, thủ tục, danh mục hàng hóa kiểm tra chuyên ngành của các Bộ ngành.

Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, trong 8 lĩnh vực được khảo sát của Chỉ số APCI, việc cắt giảm điều kiện kinh doanh và thủ tục kiểm tra chuyên ngành đã và đang được Chính phủ đặt trọng tâm cải cách trong năm 2018.

Để đáp ứng mong đợi của cộng đồng doanh nghiệp, Chính phủ đã đặt chỉ tiêu và thời gian cụ thể: rà soát và cắt giảm 50% về điều kiện kinh doanh và thủ tục kiểm tra chuyên ngành. Cho đến nay, về cơ bản các Bộ đã trình Nghị định về cắt giảm điều kiện kinh doanh theo yêu cầu của Chính phủ.

Tính tới phiên họp Chính phủ tháng 7 vừa qua, các Bộ, cơ quan mới cắt giảm 900 điều kiện, tức hơn 12%. Tuy nhiên, hiện các Bộ đang thực hiện rất nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ chậm nhất cũng đã trình dự thảo Nghị định cắt giảm điều kiện kinh doanh trong ngày16/8.

Dự kiến, với các Nghị định được ban hành trong thời gian tới, Chính phủ sẽ thực hiện được mục tiêu cắt giảm ít nhất 50% và có thể tới trên 60% tổng số điều kiện kinh doanh hiện hành.

Trong đó, nổi bật như Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội dự kiến cắt hơn 65% số điều kiện; Bộ Y tế cắt hơn 72% số điều kiện; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch dự kiến cắt giảm 54%. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cắt giảm rất mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân, với các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đột phá, chưa từng có tiền lệ; định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng...

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...