Các ngân hàng tiếp tục gia tăng phát hành trái phiếu quốc tế

Thời gian gần đây, cùng với "làn sóng" phát hành trái phiếu riêng lẻ trong nước, nhiều ngân hàng cũng đẩy mạnh phát hành trái phiếu quốc tế nhằm thu hút nhà đầu tư nước ngoài.
Các ngân hàng tiếp tục gia tăng phát hành trái phiếu quốc tế

Ngày 26/8, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đã công bố tài liệu lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế.

Theo đó, SHB có kế hoạch phát hành 500 triệu USD trái phiếu quốc tế , với hai loại trái phiếu gồm 200 triệu USD trái phiếu quốc tế tăng vốn cấp 2 có kỳ hạn 10 năm và SHB có quyền mua lại sau 5 năm 1 ngày; 300 triệu USD trái phiếu quốc tế cao cấp có kỳ hạn 3-5 năm.

Mức lãi suất cụ thể sẽ được xác định theo phương pháp dựng sổ trên cơ sở nhu cầu của nhà đầu tư. Đây đều là trái phiếu không có đảm bảo, không chuyển đổi và không kèm chứng quyền. Thời gian phát hành dự kiến là trong quý 4/2019 và năm 2020 tùy tình hình thị trường và nhu cầu của SHB. Trái phiếu phát hành dự kiến được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore.

Thương vụ thành công gần đây phải kể đến Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, mã: VPB) phát hành thành công trái phiếu quốc tế đợt 1 với khối lượng là 300 triệu USD. Trái phiếu có lãi suất danh nghĩa 6,25% và được phân phối cho các nhà đầu tư châu Á và châu Âu, với tỷ lệ lần lượt là 52% và 48%. Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không có bảo đảm và được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Singapore (SGX-ST).

VPBank cho biết, mục đích phát hành trái phiếu nhằm tăng quy mô nguồn vốn, đa dạng hóa nguồn huy động vốn trung dài hạnđể phục vụ cho các hoạt động cho vay trung dài hạn, nâng cao năng lực tài chính, đồng thời đáp ứng tốt các yêu cầu chỉ tiêu an toàn hoạt động theo quy định của pháp luật và các đối tác.

Đợt phát hành này cũng là lần huy động vốn đầu tiên trong chương trình phát hành nhiều lần theo tiêu chuẩn quốc tế (Eurobond Medium Term Note - EMTN) của VPBank trong 12 tháng tới, với giá trị tối đa 1 tỷ USD.

Trước đó, trong tháng 6, TPBank cũng cho biết kế hoạch phát hành 200 triệu USD trái phiếu quốc tế nhằm tăng vốn cấp 2 trong năm nay. Hàng loạt các ngân hàng khác cũng lên kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế để giải quyết bài toán vốn.

Trên thực tế, VPBank không phải ngân hàng đầu tiên phát hành thành công trái phiếu quốc tế. Năm 2012, VietinBank đã huy động thành công 250 triệu USD thông qua phát hành trái phiếu quốc tế, với mức lãi suất cuống phiếu coupon là 8%/năm, kỳ hạn 5 năm.

Một chuyên gia phân tích về thành công của những đợt phát hành vừa qua là do hiện đã có nhiều tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới đã nâng hạng tín nhiệm quốc gia cho Việt Nam như: Fitch, Moodys, Standard&Poors. Đây được xem như tấm bằng chứng nhận về năng lực của Việt Nam khi tham gia đấu trường quốc tế.

Không chỉ vậy, đối với ngành ngân hàng, các tổ chức này liên tục đánh giá xếp hạng toàn ngành ngân hàng của Việt Nam ở mức tốt, trong đó có 12 ngân hàng được xếp hạng tín dụng cơ sở (BCA) nâng hạng vì đã có tiến bộ trong việc giảm nợ xấu, khả năng tăng vốn mạnh và khả năng sinh lời cao.

Cũng trong năm nay, hàng loạt ngân hàng đã đạt chuẩn Basel II, trong đó có TPBank và VPBank cũng là những thành viên đầu tiên. Mặt khác, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) mới đây phát tín hiệu sắp có đợt giảm lãi suất sau 11 năm. Như vậy, các ngân hàng phát hành trái phiếu quốc tế sẽ được hưởng lãi suất cho vay thấp.

Theo một chuyên gia tài chính, so với phát hành trái phiếu nội địa, phát hành trái phiếu quốc tế sẽ giúp ngân hàng thu về ngoại tệ, trong khi huy động ngoại tệ trong nước là không dễ. Hơn nữa, các ngân hàng phát hành trái phiếu quốc tế có lợi hơn ở chỗ lãi suất trên thị trường quốc tế thường thấp hơn lãi suất tiền đồng trong nước.

>>VPBank huy động được 7.100 tỷ đồng trái phiếu quốc tế 

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...