Cách mạng công nghiệp 4.0: Đặt doanh nghiệp vào cuộc đua khốc liệt

Sự cạnh tranh giữa taxi truyền thống với Uber, Grap hay giữa xe ôm truyền thống với xe ôm công nghệ là ví dụ điển hình nhất cho mô hình kinh doanh mới theo sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng 4.0.
Cách mạng công nghiệp 4.0: Đặt doanh nghiệp vào cuộc đua khốc liệt

Các tác động này mang tính tích cực song cũng tạo ra nhiều thách thức buộc doanh nghiệp và cả những người lao động phải thay đổi để thích nghi với xu hướng mới.

Bắt kịp xu hướng thế giới

Về mặt kinh tế, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến tiêu dùng, sản xuất và giá cả. Từ góc độ tiêu dùng và giá cả, mọi người dân đều được hưởng lợi nhờ tiếp cận với nhiều sản phẩm dịch vụ mới có chất lượng cao hơn trong khi chi phí thấp hơn trước đây.

Điều đó, tạo ra thách thức đối với mỗi doanh nghiệp, ông Trương Gia Bình - Trưởng ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, Chủ tịch HĐQT FPT - cho rằng, may mắn lần này chúng ta bước cùng nhịp với thế giới. Chỉ thị 16/CT-TTg tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là sớm so với nhiều nước trên thế giới và không phải nước nào cũng có những chính sách rõ ràng, cụ thể như vậy.

Áp lực vô cùng lớn nhưng cuộc cách mạng 4.0 mới bắt đầu và Việt Nam đủ điều kiện thích nghi và đủ sức góp phần đẩy nhanh cuộc cách mạng này. Chẳng hạn trong lĩnh vực quảng cáo, trước đây doanh nghiệp quảng cáo không biết được khách hàng muốn gì, cần gì và vào lúc nào thì nay công nghệ có thể trả lời ngay vấn đề này.

Ở bất kỳ lĩnh vực nào, doanh nghiệp cũng thu thập được dữ liệu về nhu cầu, thói quen của khách hàng, sau đó dùng trí tuệ nhân tạo xử lý để đưa ra giải pháp tức thời. Đây là nền tảng của công ty thời đại số, trong đó mọi quyết định được đưa ra dựa trên tính toán của máy móc và khách hàng không phải chờ đợi lâu. Trong điều hành, người lãnh đạo thường tự xem xét dữ liệu, ra lệnh cấp dưới làm nhưng 4.0 sẽ giúp tăng tương tác, công tác quản trị nội bộ cũng sẽ rất mới.

Quan trọng nhất là phải sớm xây dựng chiến lược quốc gia về cách mạng 4.0 vì không chỉ liên quan đến doanh nghiệp mà đây là cuộc cạnh tranh của quốc gia này với quốc gia khác, nếu bị động sẽ thụt lùi.

Vấn đề cần quan tâm hiện nay là nguồn nhân lực, cách mạng công nghệ 4.0 đòi hỏi mỗi lao động phải hiểu biết, có kỹ năng số. Những lợi thế về đất đai, nguồn lao động giá rẻ có thể không còn quan trọng nữa mà khung pháp lý 4.0 sẽ là lực hấp dẫn của Việt Nam trong thu hút đầu tư. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ, ưu đãi về thuế, phí, kỹ thuật cho các doanh nghiệp nông nghiệp, du lịch, công nghệ thông tin... trong công cuộc chuyển đổi số.

Còn về phía doanh nghiệp từng bước phải thay đổi chính mình, nhất là nhận thức từ chủ doanh nghiệp và lan toả tinh thần đó tới từng thành viên, họ phải biết đối mặt với điều gì và phải làm như thế nào. Doanh nghiệp dù ở quy mô nào, nếu không thay đổi và nắm bắt kịp thời các xu hướng công nghệ sẽ khó sinh tồn và phát triển. Doanh nghiệp nào thành công sẽ có lợi thế cạnh tranh vượt trội. Doanh nghiệp dù ở quy mô nào, nếu không thay đổi và nắm bắt kịp thời các xu hướng công nghệ sẽ khó sinh tồn và phát triển. Và nếu doanh nghiệp không chủ động ứng phó sẽ bị thay thế bởi các doanh nghiệp hình thức mới.

Theo sát dự báo để có hành động hiệu quả

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ tác động tới mỗi doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng tới từng người lao động. Tuy nhiên liệu họ có bị đào thải do dư thừa lao động vì sự thay thế lao động bằng các robot?

Tiến sĩ Mai Liêm Trực - nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ BCVT (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, chúng ta chưa hình dung được 15-20 năm nữa, cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ thay đổi cách chúng ta sống, làm việc, giao tiếp như thế nào, kể cả sự thay đổi mạnh mẽ của cơ cấu của thị trường lao động. Sự thay đổi thậm chí còn nhanh hơn 10-15 trước khi đưa Internet vào Việt Nam.

10-15 năm trước khi chúng tôi đưa Internet vào Việt Nam cũng không hình dùng được smartphone hiện nay đã thay thế hàng loạt công cụ phương tiện của mình như thay đổi giấy bút, sách, báo, truyền hình, ghi âm, đồng hồ báo thức, đồng hồ đeo tay... Trước làn sóng cách mạng 4.0, ngay bây giờ, phải có những cách tiếp cận, có dự báo, theo sát tình hình, kinh nghiệm các nước...

Ở Mỹ đã có dự báo rằng, 10-15 năm nữa không chỉ lao động đơn giản mà cả những lao động trí thức bậc cao như luật sư cũng sẽ thất nghiệp vì những câu hỏi tư vấn sẽ được trí tuệ nhân tạo trả lời trên mạng, với những robot và những công cụ mới.

Tại Việt Nam, người ta dự báo, khoảng 70-80% lao động đơn giản trong ngành dệt may có thể phải chuyển đổi công việc. Nhưng ngược lại, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng sẽ tạo nên những công việc mới, những ngành nghề mới và nhiều người khẳng định, nó sẽ không làm số người thất nghiệp trong tương lai nhiều hơn bây giờ.

Theo báo cáo “ASEAN trong quá trình chuyển đổi sang tự động hóa” của ILO, công nhân may mặc, giày da có nguy cơ mất việc bởi tự động hóa

Tuy nhiên, từng cá nhân, từng gia đình, từng doanh nghiệp chắc chắn sẽ bị đảo lộn, thay đổi. Ngay bây giờ, khi nói đến thế hệ 9x, 0x, 10-15 năm tới họ làm gì cũng chưa thể hình dung được. Cho nên trong gia đình, sắp tới con cái họ học lĩnh vực, ngành nghề nào cũng phải bám sát dự báo, đương nhiên cơ quan nghiên cứu, cơ quan Nhà nước phải đưa ra dự báo, khuyến nghị, hướng dẫn...

"Theo báo cáo “ASEAN trong quá trình chuyển đổi sang tự động hóa” của ILO, công nhân may mặc, giày da có nguy cơ mất việc bởi tự động hóa. Cụ thể: 64% tại Indonesia; 86% ở Việt Nam và 88% ở Campuchia. Với tự động hóa, lĩnh vực này sẽ không còn khả năng “chứa” một lượng lớn công nhân kỹ năng thấp đến từ các vùng nông thôn. Trong tương lai, các Cty trong khu vực sẽ chuyển hướng sang những người tốt nghiệp từ các cơ sở dạy nghề uy tín để có thể tuyển được CN tay nghề cao, sẵn sàng làm việc với công nghệ hiện đại và đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. 

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...