Cần thiết phải cảnh báo!

Một tháng qua đi, cả nước tập trung quá nhiều thời gian cho đại hội Đảng, từ cấp cơ sở đến trung ương. Tiếp đến mưa bão, ngập lụt tại miền Trung chưa từng có trong lịch sử.
Cần thiết phải cảnh báo!

Chuyện gì sẽ xẩy ra sau khi xong mùa bầu cử cho nhiệm kỳ năm 2021-2025 và bão lụt qua đi. Trước mắt và lâu dài đang tồn đọng vô vàn khó khăn về công ăn, việc làm để bảo đảm cuộc sống của gần 100 triệu dân đất Việt.

Với cách nhìn lạc quan về GDP năm nay Việt Nam đạt 340 tỷ USD đứng thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á, những tổn thất sau bão lụt và ngưng trệ về kinh doanh sản xuất của hầu hết các doanh nghiệp chưa thể đo đếm được. Nếu chúng ta không có giải pháp và chính sách dài hơi. Không có cách tiếp cận nguồn vốn lãi suất thấp và điều kiện cho vay thuận lợi. Thì mặc nhiên các kế hoạch được nêu ra, được viết vào văn bản chỉ là trên giấy.

Thời gian này, tôi nhận thấy từ người dân đến cơ quan công quyền, đều lơ là coi nhẹ việc phòng, chống đại dịch Covid 19. Trong lúc cả thế giới đang căng mình, thực thi mọi biện pháp quyết liệt nhất, nhằm ngăn chặn làn sóng thứ 3 bùng phát Covid-19 với tốc độ kinh khủng. Hôm nay thế giới đã hơn 41 triệu người mắc và hơn 1,2 triệu người tử vong.

Theo báo cáo mang tính khoa học có độ tin cậy cao, năm 2021 sẽ có khoảng 100 triệu người nhiễm bệnh và khoảng 3 triệu người chết vì đại dịch. Nếu các nước vẫn chưa có vacxin đặc trị và hữu hiệu, chuyện xảy ra sẽ tồi tệ hơn. Bởi khu vực châu Á là điểm nóng thứ 2 của thế giới với hơn 10 triệu ca mắc tại thời điểm này.

Chuyện gì sẽ xảy ra với Việt Nam? Việt Nam sẽ bên ngoài vòng nguy hiểm, vẫn phát triển tốt về kinh tế? Điều này không thể và nếu nhìn nhận như vậy là duy ý chí, thiếu cơ sở khoa học, đầy tính chủ quan. Khi các nước phong quan, bế cảng, co cụm tự bảo vệ chính mình, bằng mọi cách ngăn ngừa sự lây lan dịch bệnh, thì Việt Nam lấy gì để xuất nhập khẩu? Khi chúng ta chỉ với mặt hàng chủ đạo là sản phẩm nông nghiệp. Giá trị không cao, lợi tức thấp.

Trường hợp chủ quan trong việc quản lý xuất nhập cảnh, mở cửa cho đường bay quốc tế để cứu ngành du lịch. Kiểm soát dịch bệnh không thể bảo đảm 100% người nhập và xuất cảnh. Nếu dịch bệnh bị phát tán ra cộng đồng, buộc Chính phủ phải áp dụng biệt pháp cứng rắn và tiếp tục phong tỏa.

Thực tế cho thấy, trên danh nghĩa là GDP thứ 4 khu vực Asean, nhưng tổng trị giá cũng cực kỳ nhỏ, bởi GDP 340 tỷ và 120 tỷ trong ngân khố bằng 460 tỷ USD tương đương với một tập đoàn hạng trung bình của thế giới. Nếu cân đối với 100 triệu dân, con số này rất khiêm tốn và chưa nói lên điều gì.

Tôi nhận thấy, việc tập trung cứu trợ, ủng hộ miền Trung là việc cần làm ngay, cộng đồng xã hội và chính phủ sẽ làm tốt, và rất tốt bởi đó là lương tâm, trách nhiệm và tình yêu thương đùm bọc của dân tộc Việt Nam khi gặp khốn khó.

Điều tôi muốn cảnh báo và quan tâm bậc nhất vẫn là đại dịch Covid 19, đây mới là hiểm họa khôn lường cho Việt Nam, nếu như Chính phủ và cộng đồng lơ là, coi nhẹ thì chắc chắn sẽ phải trả giá khủng khiếp.

Doanh nhân Nguyễn Hoài Bắc

Việt kiều Canada - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đại Sơn

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…