Cảnh báo nguy cơ lây lan dịch bệnh khi tiêu thụ thịt chó, mèo

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố rằng 70% mầm bệnh gây ra các dịch bệnh toàn cầu được phát hiện trong 50 năm qua đến từ động vật và COVID-19 cũng không phải ngoại lệ.
Cảnh báo nguy cơ lây lan dịch bệnh khi tiêu thụ thịt chó, mèo

Thành phố Thâm Quyến (Trung Quốc) đã cấm ăn thịt chó và mèo như một phần trong cuộc chiến chấm dứt việc buôn bán động vật hoang dã đồng thời là một phương pháp để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, ở các nước láng giềng như Campuchia, Indonesia và Việt Nam việc buôn bán vẫn gia tăng thông qua dịch vụ giao hàng.

Theo Tổ chức bảo vệ động vật toàn cầu FOUR PAWS, ước tính khoảng mười triệu con chó và mèo bị giết mổ dã man để tiêu thụ ở ba quốc gia này mỗi năm. Bất chấp đại dịch toàn cầu, việc tiêu thụ thịt chó, mèo được chuyển từ “ăn nhậu” sang “ship hàng” và quảng cáo thông qua các ứng dụng giao đồ ăn trên smartphone.

Lấy lý do thịt chó, mèo có lợi cho sức khỏe mà những “tín đồ’ này đã bỏ qua cảnh báo của FOUR PAWS về các nguy cơ lây lan dịch bệnh không được kiểm soát ví dụ bệnh dại. Họ phớt lờ thịt đó được bán ở chợ động vật sống trên khắp Đông Nam Á - nơi khởi nguồn của chủng mới Coronavirus.

Buôn bán thịt chó, mèo luôn trong điều kiện mất vệ sinh, việc ô nhiễm trong quá trình nhốt và bị giết của nhiều loài động vật chính là môi trường hoàn hảo sinh ra những căn bệnh mới gây chết người. Những địa điểm kinh doanh thịt và động vật sống tràn lan khắp Đông Nam Á như những quả bom hẹn giờ.

"Nếu chính phủ các nước Camphuchia, Indonesia và Việt Nam không mạnh tay hành động, đóng cửa những nơi buôn bán tàn khốc này thì rất có thể một đại dịch mới sẽ bắt nguồn từ đây”, bác sĩ thú y Kinda Polak - người đứng đầu chương trình Stray Animal Care (chương trình chăm sóc động vật đi lạc) của FOUR PAWS Đông Nam Á nói.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố rằng 70% mầm bệnh gây ra các dịch bệnh toàn cầu được phát hiện trong 50 năm qua đến từ động vật và COVID-19 cũng không phải ngoại lệ. Mặc dù tồn tại những nguy cơ nghiêm trọng tới sức khỏe cộng đồng ở các ngành buôn bán động vật như vậy, nhiều chủ nhà hàng thịt chó và mèo cho biết việc kinh doanh vẫn tăng đáng kể trong bối cảnh đại dịch hiện nay.

Những người bán hàng quảng cáo “thịt chó rất tốt cho sức khỏe và giúp tránh khỏi bệnh cảm lạnh và virus kể cả Covid-19”. Còn những người thích ăn thịt chó, mèo thì quan niệm “tự nhiên, không hóa chất và an toàn”. Thực tế thì ngược lại, những loại thịt này có liên quan đến sự bùng phát của dịch tả, các trường hợp mắc bệnh trichinella và bệnh dại.

Ở Việt Nam, do dịch COVID-19, một xu hướng đang phát triển là dịch vụ giao hàng. Thịt chó và mèo được các nhà hàng quảng cáo trên website và giao hàng trên ứng dụng Foody.

Đặc biệt ở phía Bắc, nơi tiêu thụ thịt chó và mèo lâu đời, để thích nghi các nhà hàng thịt chó đang sử dụng các ứng dụng giao hàng như now.vn - một trong những dịch vụ giao hàng phổ biến nhất được thành lập bởi nền tảng đánh giá nhà hàng Foody.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…