CEO VietJet Air nói về số tiền bán máy bay “khủng”

Ngày 16/12, tại Tp. HCM, CTCP Hàng không Vietjet Air) đã gặp mặt nhà đầu tư, tại đây, lãnh đạo công ty chia sẻ về doanh thu bán máy bay và các đối tác tài chính.
CEO VietJet Air nói về số tiền bán máy bay “khủng”

Roadshow Vietjet Air tổ chức tại Tp. HCM vào ngày 16/12/2016

Đại diện đơn vị tư vấn VCSC cho biết, Vietjet Air đã hoàn tất đợt bán đấu giá 44,8 triệu cổ phần lần đầu ra công chúng cho các nhà đầu tư tổ chức. Tiếp theo, Vietjet Air sẽ thực hiện đợt chào bán 3,5 triệu cổ phiếu cho các nhà đầu tư cá nhân với mức giá 86.500 đồng/cổ phiếu.

Hiện khối lượng cổ phiếu đang lưu hành hiện tại của Vietjet Air là 300 triệu cổ phiếu, dự kiến sau niêm yết, Vietjet Air sẽ phát hành thêm 22,4 triệu cổ phiếu nữa để bổ sung nguồn vốn.

Về hoạt động kinh doanh của Vietjet Air, đại diện Vietjet Air cho biết, hiệu suất sử dụng máy bay Vietjet Air có tỷ suất lấp đầy 88%/chuyến bay. Năm 2015, Vietjet Air đạt gần 1 tỷ USD doanh thu và gần 60 triệu USD lợi nhuận sau thuế. Dự kiến năm nay Vietjet Air đạt lợi nhuận sau thuế 100 triệu USD.

Về tiềm năng tăng trưởng, Vietjet Air cho biết trong giai đoạn 2013-2015, mức tăng trưởng doanh số bình quân là 70%/năm.Vietjet Air cho rằng mô hình chi phí thấp và vẫn còn cơ hội tăng trưởng trong thời gian tới do nhu cầu đi lại bằng may bay sẽ tiếp tục tăng cao do chi phí so sánh đối với các loại hình vận chuyển khác và thời gian đi lại được rút ngắn.

Về chi phí, Giám đốc tài chính của Vietjet Air cho biết, một số yếu tố giúp chi phí giảm và tăng tính cạnh tranh của Vietjet Air là (1) Đội tàu bay trẻ với độ tuổi bình quân từ 3-3,5 năm; (2) Máy bay Airbus 321 với 320 chỗ mới đưa vào khai thác có thể giảm chi phí nguyên liệu đến 15%; (3) Tần suất sử dụng máy bay cao; (4) Chi phí nhiên liệu của hãng thấp hơn so với mức tiêu hao bình quân của các hãng khác.

Vietjet Air cho biết chi phí bảo hiểm, một chi phí khá lớn đối với ngành hàng không của Vietjet Air đã giảm 30% nhờ độ an toàn tin cậy đạt 99,57%, cao hơn mức bình so với các hãng khác trong khu vực.

Ngoài ra, đối với các hạng mục bảo dưỡng dạng nhẹ 600 giờ/lần thì Vietjet Air có đội tự bảo dưỡng, đến 6.000 giờ thì mới bảo dưỡng tại nước ngoài giúp chi phí bảo dưỡng giảm nhẹ đi. Đồng thời, Vietjet Air sẽ ngưng thuê các tàu bay có tuổi để thay mới và duy trì đội tàu bay trẻ.

Đại diện Vietjet Air cho biết để tiếp tục tăng trưởng trong những năm tiếp theo, Vietjet Air sẽ tập trung vào 8 nội dung chính : (1) Tăng cường khai thác hoạt động đường bay, mở rộng lên 60 đường bay; (2) Nâng doanh thu cơ hội khi khai thác đường bay quốc tế; (3) Tiếp tục tăng cường giá trị thương hiệu; (4) Đa dạng hóa nguồn vốn để phát triển; (5) Tăng hiệu quả khai thác tăng lên 14h bay/ngày; quản lý chi phí thấp; (6) Tăng hiệu quả quản trị nguồn nhân lực; (7) Đầu tư trang thiết bị, độ tuổi trung bình thấp, khả năng tiết kiệm 15%; (8) Tiến đến tự vận hành dịch vụ mặt đất để giảm thêm chi phí.

Ngoài các thông tin từ doanh nghiệp, các nhà đầu tư tham dự sự kiện cũng đặt ra một số vấn đề của Vietjet Air với bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc Vietjet Air.

Mục tiêu về thị phần trong những năm tiếp theo của Vietjet Air?

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc Vietjet Air: Vietjet Air có thể đạt thị phần xoay quanh 50%.

Về chiến lược phát triển chuyến bay quốc tế, hiện Vietjet Air đang khai thác chuyến đi Singapore, Malaysia, Thái Lan, Hàn Quốc và sắp tới là Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Hồng Kông,… để đưa tỷ trọng chuyến bay 80% nội địa và 20% quốc tế hiện nay lên 35% quốc tế và 65% nội địa.

Rủi ro hoạt động đặc thù của Vietjet Air là gì?

Rủi ro của Vietjet Air được phân loại thành nhiều nhóm khác nhau như chính sách, thị trường, tài chính, vận hành...Tất cả đều được chúng tôi dự trù và đưa ra phương án cho từng kịch bản.

Về rủi ro tài chính, hiện Vietjet Air chỉ nợ khoảng 5.000 tỷ, chỉ bằng 1 tòa nhà khách sạn ở Tp. HCM hay Hà Nội, nhưng hiện chúng tôi đã có một đội bay với hàng chục chiếc. Chỉ số nợ/vốn của chúng tôi hiện chỉ khoảng 1 lần và sắp tới giảm xuống 0,7 lần sau khi phát hành tăng vốn. Ngoài ra, chúng tôi cũng luôn đặt chỉ tiêu nợ/vốn tối đa chỉ 2 lần, đảm bảo tài chính ổn định.

Hiện chi phí nhiên liệu chiếm 40% tổng chi phí hoạt động của Vietjet Air, Vietjet Air sẽ làm gì để giảm ảnh hưởng của tác động giá nguyên liệu tăng, ảnh hưởng đến phí và chính sách giá rẻ của mình?

Chiến lược giảm chi phí của chúng tôi đã có phương án cho vấn đề này. Cụ thể, Vietjet Air có một ban chuyên kiểm soát chi phí nhiên liệu, thực hiện một số biện pháp chính như sau:

1) kiểm soát vận hành và bảo dưỡng để tiết kiệm tối đa hao tổn;

2) Theo dõi diễn biến và lựa chọn nhà cung cấp uy tín trong nước và quốc tế đảm bảo chất lượng xăng và hao hụt tối đa;

3) Ngoài ra, một phương pháp đang được áp dụng đó là ký kết với các ngân hàng để thực hiện giao dịch Hedging nhằm phòng ngừa rủi ro giá nguyên liệu tăng mạnh.

Về hoạt động bán máy bay của Vietjet Air, công ty đang hạch toán doanh thu bán máy bay rất lớn?

Bản chất đây là hoạt động Vietjet Air đặt mua máy bay từ các nhà sản xuất (với giá chiết khấu) và bán lại cho các công ty cho thuê tài chính (với giá tốt hơn giá mua, các công ty tài chính bình thường không thể mua được từ các nhà sản xuất máy bay với giá chiết khấu sâu như vậy). Sau đó các đơn vị cho vay này cho Vietjet Air thuê lại để khai thác.

Do đó, đây không phải là doanh thu thương mại mà chỉ là bút toán hạch toán giá trị được mua từ các nhà sản xuất thấp hơn giá trị thị trường, cho nên bên cho thuê máy bay khi nhận máy bay của Vietjet Air phải trả cho Vietjet Air số tiền chênh lệch này. Đây là khoản thu được ghi nhận mỗi khi Vietjet Air nhận máy bay về.

Mỗi năm mình nhận khoảng mười mấy chiếc máy bay, mỗi khi nhận chiếc nào thì bên cho thuê phải đưa ngay cho mình một khoản tiền mặt, đây là lợi ích mình có được khi đặt máy bay từ nhà sản xuất và chuyển lại cho bên cho thuê.

Bản chất số tiền này làm cho chi phí nhận máy bay về khai thác của Vietjet Air thấp xuống, các phương pháp hạch toán này được thực hiện không chỉ theo chuẩn Việt Nam mà còn theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế IFRS.

Bà Thảo nói thêm rằng sau khi nhận xong máy bay đặt hàng đợt vừa rồi đến năm 2023 thì Vietjet Air vẫn sẽ tiếp tục ghi nhận doanh thu này vì hãng luôn áp dụng chính sách máy bay trẻ từ 3-5 tuổi.

Dù vậy, vẫn còn một số vấn đề nhà đầu tư quan tâm đó chính là các đơn vị cho thuê tài chính nào hợp tác với Vietjet Air thực hiện các hợp đồng nhận và cho Vietjet Air thuê lại máy bay vẫn là một ẩn số khi thông tin về ngành này còn khá hẹp.

Theo Hoàng Trung/NDH

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...