Chiều 4/3, có 6 ca mắc COVID-19 đều ở Hải Dương

Bản tin 18h ngày 4/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 6 ca mắc mới COVID-19 ghi nhận ghi nhận tại Hải Dương đều ở ổ dịch Kim Thành.
Chiều 4/3, có 6 ca mắc COVID-19 đều ở Hải Dương

Tính đến 18h ngày 04/3: Việt Nam có tổng cộng 1572 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 879 ca.

Trong đó, riêng Hải Dương có 695 ca, Quảng Ninh (61 ca), Gia Lai (27 ca), Hà Nội (34 ca), Bắc Ninh (5 ca), Bắc Giang (2 ca), TP. Hồ Chí Minh (36 ca ), Hoà Bình (2 ca), Hà Giang (1 ca), Điện Biên (3 ca), Bình Dương (6 ca), Hải Phòng (4 ca ), Hưng Yên (3 ca).

10 tỉnh, thành phố đã qua 19 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới COVID-19 trong cộng đồng gồm: Hòa Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Gia Lai, Bắc Ninh, Quảng Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh.

Hà Nội, đã 16 ngày không có ca bệnh COVID-19 mắc mới tại cộng đồng.

Hải Phòng: tính từ ca bệnh mắc gần nhất đến nay đã 9 ngày, thành phố này không có ca bệnh COVID-19 mắc mới tại cộng đồng.

Thông tin ca mắc mới: 06 ca mắc mới (BN2483-2488) là các ca ghi nhận trong nước tại Hải Dương. Cụ thể là 06 ca tại huyện Kim Thành:

- 03 ca tại xã Kim Đính, huyện Kim Thành, trong khu vực phong tỏa từ ngày 02/03/2021 (Ca bệnh BN2483-BN2485).

- 02 ca tại xã Đại Đức, huyện Kim Thành, là F1 của BN2480; đã được cách ly tập trung từ ngày 02/03/2021 (Ca bệnh BN2486, BN2488).

- 01 ca tại xã Phúc Thành, huyện Kim Thành, là F1 của BN2481; đã được cách ly tập trung từ ngày 02/03/2021 (Ca bệnh BN2487).

Hiện cả 06 bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 3 - Đại học Sao Đỏ cơ sở 2.

Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 51.572, trong đó:

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 533

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 13.776

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 37.263. 

Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19: - 22 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh: BN2146-BN1886-BN2004-BN1957-BN1887-BN1638-BN1820-BN1713-BN1620-BN1581-BN2063-BN2062-BN2060-BN2273-BN2234-BN1958-BN2096-BN1889-BN2247-BN1803-BN1804-BN1477.

Như vậy, đến thời điểm này nước ta đã chữa khỏi 1.920 bệnh nhân COVID-19

Trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2: 65 ca; Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 57 ca, số ca âm tính lần 3 là 137 ca.

Trong số các bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế có đến 82,5% không có biểu hiện lâm sàng; số biểu hiện lâm sàng nhẹ chiếm 14,7% và hiện còn BN1536 đang điều trị tại BV Phổi Đà Nặng là bệnh nhân nặng nhất, nhưng hiện đã không còn phải can thiệp ECMO và đã có nhiều tiến triển rõ rệt về sức khoẻ.

Bệnh nhân đã được hội chẩn quốc gia 6 lần, Tổ hội chẩn bệnh nhân COVID-19 nặng hội chẩn thường xuyên trên điện thoại và được BV Đa khoa Đà Nẵng hỗ trợ trực tiếp, song bệnh nhân vẫn có diễn biến rất nặng do cao tuổi (79 tuổi), nhiều bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường đi kèm nhiều năm. Tất cả các trang thiết bị hiện đại, thuốc hiếm, các xét nghiệm chuyên sâu, dinh dưỡng…. tốt nhất đều được huy động điều trị cho người bệnh.

Trường hợp nặng khác là BN1823 đang chạy ECMO ở BV Bệnh Nhiệt đới TW cơ sở 2. BN1823 (65 tuổi, quê Mê Linh, Hà Nội) đang can thiệp ECMO (tim phổi nhân tạo) tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 ngày thứ 19, hiện vẫn trong tình trạng nguy kịch. Bệnh nhân được xét nghiệm SARS-CoV-2 12 lần và nhiều lần âm tính rồi lại dương tính.

BN2332 (60 tuổi) đang điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 2 đặt tại Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, từng rơi vào tình trạng nguy kịch, tiên lượng xấu, nay đã cho kết quả 3 lần liên tiếp âm tính với virus SARS-CoV-2. Bác sĩ đánh giá sức khoẻ bệnh nhân đang dần ổn định. Nam bệnh nhân này quê ở Hải Dương nhập viện ngày 18-2, chỉ hơn 12 giờ sau đó rơi vào tình trạng nguy kịch. Kết quả chụp CT phổi cho thấy phổi của bệnh nhân bị tổn thương lan tỏa kín hai bên.

Trong thời gian qua, Bộ Y tế tiếp tục tăng nhân lực hỗ trợ, chỉ đạo các địa phương, cơ sở y tế thực hiện tốt công tác điều trị cho người mắc bệnh. Hiện các cơ sở điều trị vẫn tiếp tục thực hiện tốt. Các y bác sĩ luôn nỗ lực, cố gắng để điều trị cho bệnh nhân một cách tốt nhất.

Số ca tử vong liên quan đến COVID-19 ở nước ta đến nay là 35 ca, đây là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng, bao gồm tại Đà Nẵng (31 trường hợp), Quảng Nam (03) và Quảng Trị (01).

Xem thêm

Sáng 3/3, thêm 3 ca mắc COVID-19

Sáng 3/3, thêm 3 ca mắc COVID-19

Bản tin 6h ngày 3/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 3 ca mắc mới COVID-19 đều là người nhập cảnh đã được cách ly ngay tại Bình Dương và Kiên Giang.
Chiều 3/3, thêm 7 ca mắc COVID-19 ở Hải Dương

Chiều 3/3, thêm 7 ca mắc COVID-19 ở Hải Dương

Bản tin 18h ngày 3/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 7 ca mắc mới, trong đó 5 ca ghi nhận tại Hải Dương đều là trường hợp f1; 2 ca tại Kiên Giang đã cách ly ngay sau khi nhập cảnh.
Sáng 4/3, Việt Nam không ca mắc COVID-19 mới

Sáng 4/3, Việt Nam không ca mắc COVID-19 mới

Bản tin 6h ngày 4/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không ghi nhận ca mắc COVID-19. Việt Nam vẫn đang có 2.482 bệnh nhân. Số ca mắc COVID-19 toàn thế giới vượt 115,7 triệu.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…