Chính phủ chưa đồng ý bỏ trần giá vé máy bay do lo ngại lợi ích người tiêu dùng

Chính phủ cho rằng nếu bỏ trần giá vé máy bay, các hãng sẽ đưa ra giá vé rất cao, nhất là một số tuyến cạnh tranh sẽ hạn chế vé trong giai đoạn cao điểm, điều này có thể ảnh hưởng tới quyền lợi người tiêu dùng, tác động tiêu cực xã hội...
bỏ trần giá vé máy bay

Chính phủ vừa có báo cáo giải trình Luật Giá (sửa đổi) gửi Quốc hội để Quốc hội thảo luận Dự kiến Luật Giá (sửa đổi) lần hai tại kỳ họp khai mạc ngày 22/5.

Trong báo cáo này, nói về bỏ trần giá vé máy bay nội địa, Chính phủ cho biết Luật Hàng không dân dụng và dự thảo Luật Giá hoàn chỉnh cơ chế định giá vé máy bay tới đây được chuyển từ khung giá sang giá tối thiểu, tức bỏ quy định giá sàn. Việc này nhằm khuyến khích cạnh tranh để giảm giá dịch vụ, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, nhất là đối tượng có thu nhập thấp được tiếp cận các dịch vụ.

Nếu bỏ giá trần sẽ dẫn tới không còn công cụ điều tiết giá với dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa.

Trong trường hợp không có trần giá vé, các hãng sẽ tăng giá cao ở các tuyến cạnh tranh trong giai đoạn cao điểm, ảnh hưởng tới quyền lợi người tiêu dùng. 

"Với mặt bằng thu nhập bình quân của người Việt hiện nay, giá vé tăng cao sẽ làm giảm mức độ tiếp cận dịch vụ hàng không của người dân. Do đó, khi chưa đánh giá tác động thì chưa đủ căn cứ bỏ giá trần vé máy bay", báo cáo Chính phủ nêu quan điểm.

Tham khảo kinh nghiệm quốc tế, Chính phủ cho biết mỗi nước có cách quản lý giá vé máy bay khác nhau. Như Trung Quốc quản lý gián tiếp, trực tiếp với dịch vụ hàng không. Còn Indonesia lại đưa ra giá tối đa, hay cũng có nước để tự thị trường điều tiết.

Tại Việt Nam, Chính phủ cho rằng khi thị trường có nhiều hãng tham gia, cạnh tranh thực chất bằng vé giá rẻ, chất lượng dịch vụ và hành khách được quyền chọn mức giá theo nhu cầu, khả năng chi trả, khi đó mới phù hợp để bỏ trần giá vé máy bay.

"Việc dỡ bỏ dần quy định về giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa cần có lộ trình", báo cáo của Chính phủ nhấn mạnh.

Hiện tại, trần giá vé máy bay nội địa không thay đổi 8 năm nay. Khung giá cụ thể gồm: giá vé máy bay tối đa cho nhóm đường bay phát triển kinh tế - xã hội dưới 500km sẽ là 1,6 triệu đồng/lượt, nhóm đường bay khác dưới 500km là 1,7 triệu đồng/lượt; từ 500-800km, mức giá vé tối đa là 2,2 triệu đồng/lượt; từ 850km - dưới 1.000km có giá 2,79 triệu đồng; từ 1.000 - dưới 1.280km giá 3,2 triệu đồng; từ 1.280km trở lên giá 3,75 triệu đồng/vé/chiều.

Bộ Giao thông Vận tải dự kiến tăng mức trần từ quý 2 hoặc quý 3 với mức tăng trung bình 3,75% so với hiện tại.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...