Chính phủ yêu cầu các địa phương minh bạch về quy hoạch, lộ trình triển khai các dự án

Bên cạnh việc yêu cầu Bộ Xây dựng theo dõi diễn biến của thị trường bất động sản, không để tái diễn "sốt đất", Chính phủ cũng yêu cầu các địa phương cung cấp đầy đủ, kịp thời, minh bạch về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất...

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá quý II. Theo kết luận, về lĩnh vực xây dựng – bất động sản, Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương cung cấp đầy đủ, kịp thời, minh bạch về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, lộ trình triển khai các dự án; phát hiện và xử lý triệt để các đối tượng đưa tin sai sự thật, gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Công Thương chủ động nghiên cứu một số giải pháp nhằm giám sát, bình ổn giá vật liệu xây dựng, đặc biệt là giá thép, cát xây dựng...

Yêu cầu Bộ Xây dựng theo dõi sát diễn biến của thị trường bất động sản, tránh khả năng tăng nóng cục bộ giá bất động sản trong các tháng còn lại của năm khi dịch bệnh được kiểm soát và dòng vốn tập trung vào thị trường bất động sản tăng. Đồng thời, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp được Thủ tướng Chính phủ giao tại Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 23 tháng 4 năm 2019 về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, ổn định.

Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng theo dõi sát diễn biến của thị trường bất động sản
Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng theo dõi sát diễn biến của thị trường bất động sản

Trước khi có thông báo kết luận trên, Bộ Xây dựng đã có báo cáo thị trường bất động sản quý II/2021 cho thấy, trong 6 tháng đầu năm, mặc dù có nhiều khó khăn do dịch bệnh gây ra nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thị trường bất động sản vẫn cơ bản ổn định. Nhiều cơ chế, chính sách pháp luật về đầu tư, xây dựng, kinh doanh bất động sản đã được ban hành, tháo gỡ khó khăn để tăng nguồn cung cấp cho thị trường bất động sản.

Thị trường bất động sản, lượng giao dịch, giá giao dịch các loại hình bất động sản có biến động nhưng cơ bản vẫn ổn định, không rơi vào tình trạng “đóng băng” hay “sốt nóng”. Hiện tượng tăng giá cục bộ đất nền tại các địa phương đã kịp thời được kiểm soát.

Song, thị trường bất động sản vẫn còn một số tồn tại đó là hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản đã từng bước được hoàn thiện, tuy nhiên vẫn còn một số quy định chồng chéo gây khó khăn trong thủ tục đầu tư, dẫn đến tình trạng thủ tục đầu tư dự án bị kéo dài gây ảnh hưởng đến nguồn cung cho thị trường bất động sản. Thông tin về thị trường bất động sản chưa đầy đủ và thiếu thống nhất; chưa bảo đảm công khai, minh bạch là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sốt nóng cục bộ tại một số địa phương.

Xem thêm

Bộ Xây dựng cảnh báo về trái phiếu doanh nghiệp BĐS

Bộ Xây dựng cảnh báo về trái phiếu doanh nghiệp BĐS

Bộ Xây dựng khuyến cáo nhà đầu tư cần hết sức thận trọng khi quyết định mua trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản (BĐS) có tình hình tài chính kém, kinh doanh thua lỗ, doanh nghiệp phát hành không có tài sản đảm bảo...
Trình Chính phủ nhiều gói hỗ trợ doanh nghiệp

Trình Chính phủ nhiều gói hỗ trợ doanh nghiệp

Bổ sung đối tượng ưu tiên tiêm vaccine, đảm bảo ổn định sản xuất, lưu thông hàng hoá thông suốt, hiệu quả,… là những giải pháp sẽ được thực hiện nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...