Chính sách tiền tệ điều hành lạm phát cơ bản trong khoảng 1,5 – 1,6%

NHNN cần điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt theo tín hiệu thị trường, phấn đấu ổn định mặt bằng lãi suất, tỷ giá, điều hành lạm phát cơ bản trong khoảng 1,5 – 1,6%.
Chính sách tiền tệ điều hành lạm phát cơ bản trong khoảng 1,5 – 1,6%
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo điều hành giá của Chính Phủ, trong tháng 9, CPI tăng 0,59% so với tháng 8/2018 (trong khi kịch bản là tăng 0,6- 0,7%). Tháng 8 và tháng 9/2018 ghi nhận mức tăng CPI chậm lại so với 6 tháng trước đó. Tính chung 9 tháng đầu năm, CPI tăng bình quân 3,57%.

Báo cáo cho biết, trong các tháng gần đây, mặt bằng giá thị trường trong nước chịu áp lực lớn từ biến động tăng cao của giá xăng dầu thế giới; giá thịt lợn hồi phục và hiện đang ở mức cao; giá LPG tăng theo diễn biến giá thế giới; giá vật liệu xây dựng tăng trong các tháng gần đây; giá điện nước lũy tiến tăng vào mùa nắng nóng, giá một số dịch vụ ăn uống ngoài gia đình tăng trong các tháng cao điểm du lịch...

Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng nhận định, chính sách tiền tệ đang thể hiện vai trò tích cực trong kiểm soát lạm phát. Dự báo tới hết tháng 9 này, lạm phát cơ bản khoảng từ 1,44% - vẫn đang ở mức thấp. Dự báo cả năm nay mức này sẽ tăng khoảng 1,5% vẫn bảo đảm trong phạm vi tăng 1,6- 1,8% theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ.

Ngoài ra, NHNN và Tổng cục Thống kê cũng đưa ra kịch bản của riêng từng cơ quan về CPI của cả năm 2018 nhưng đều ở mức dưới 4%.

Tuy nhiên, vẫn có những nhân tố tiếp tục phải theo dõi, cập nhật, nhất là giá cả thế giới, đặc biệt giá dầu "đứng" ở mức cao, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, đòi hỏi phải tiếp tục nỗ lực, không để xảy ra lạm phát kỳ vọng. Mục tiêu giữ lạm phát của năm 2018 ở khoảng 3,7% – 3,95%.  

Do vậy, NHNN cần điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt theo tín hiệu thị trường, phấn đấu ổn định mặt bằng lãi suất, tỷ giá, điều hành lạm phát cơ bản trong khoảng 1,5 – 1,6%.

Tình hình tỷ giá cũng có áp lực nhất định nhưng NHNN đã kịp thời điều hành tỷ giá trung tâm linh hoạt, điều tiết thanh khoản, lãi suất tiền VND hợp lý, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nên thanh khoản thị trường vẫn bảo đảm, các giao dịch ngoại tệ diễn ra thông suốt.

Đồng thời Bộ Tài chính, NHNN phải phối hợp chính sách tài khóa, tiền tệ, tiếp tục điều hòa tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước, làm cho lượng tiền được lưu thông, giảm áp lực lạm phát. Bộ Tài chính chỉ đạo Kho bạc Nhà nước và hệ thống tài chính địa phương tăng cường hoàn thiện thủ tục, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, kịp thời thanh toán khối lượng hoàn thành, không để dồn vào cuối năm.

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Thành viên CBBank, đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank từ ngày 16/1/2025, đánh dấu sự trở lại sau gần 10 năm rời ngân hàng này để tái cấu trúc CBBank...

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...