Chính thức giao dịch 10 mã CW trên HoSE

Hôm nay (28/6), 10 mã chứng quyền đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ chính thức được giao dịch trên Sở GDCK TP. HCM (HoSE).
Chính thức giao dịch 10 mã CW trên HoSE

Các chứng quyền có thời gian đáo hạn từ 3 đến 6 tháng, dựa trên 6 mã chứng khoán cơ sở là FPT, HPG, MBB, MWG, PNJ và VNM.

Toàn bộ lượng chứng quyền đăng ký phát hành được các công ty chứng khoán lưu ký tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD), không phụ thuộc vào kết quả phát hành lần đầu ra công chúng (IPO). Số lượng CW không phân phối hết sẽ được các công ty chứng khoán nắm giữ trong tài khoản tự doanh và tự do giao dịch.

Mã chứng quyền sẽ được quy chuẩn gồm 8 ký tự. Chẳng hạn với CMBB1901, C là ký hiệu chứng quyền mua, MBB là ký hiệu mã chứng khoán cơ sở, 19 là năm phát hành (năm 2019 ký hiệu là 19) và 01 là số thứ tự CW được VSD cấp.

Thời gian giao dịch và các phiên đóng cửa, mở cửa sẽ tương tự như giao dịch cổ phiếu trên HoSE, với khối lượng giao dịch tối thiểu là 1 CW. Thời gian thanh toán cũng là T+2 (từ ngày thứ 3 kể từ ngày mua, chứng quyền sẽ về tài khoản nhà đầu tư).

Biên độ giao dịch giá CW từng phiên sẽ bằng giá chứng quyền cộng/trừ với biến động giá cổ phiếu cơ sở, với bước giá 10 đồng. Giá đóng cửa phiên giao dịch hôm trước sẽ là giá tham chiếu cho phiên giao dịch hôm sau.

Ví dụ, giá IPO CMBB1901 của SSI là 1.900 đồng. Trong phiên giao dịch đầu tiên, giá cổ phiếu MBB tham chiếu là 30.000 đồng, biên độ giao dịch giá là 27.900 – 32.100 đồng/cp (chênh lệch 2.100 đồng so với giá tham chiếu). Do đó, biên độ giao dịch CMBB1901 sẽ là 10 đồng (do không có giá âm) – 4.000 đồng (= 1.900 đồng + 2.100 đồng).

CW sẽ được niêm yết và giao dịch tương tự như cổ phiếu do đó, nhà đầu tư sẽ không phải mở thêm tiểu tài khoản và CW sẽ được mua hoàn toàn bằng tiền mặt (không mua bằng margin nên sẽ không bị "call margin" (ép bán). Đến ngày đáo hạn, công ty chứng khoán cũng tự tính toán và đóng vị thế cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư có thể kiếm lời bằng 2 cách: nắm giữ tới ngày đáo hạn hoặc bán trên sàn khi có lời.

Uỷ ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết hiện đã nhận được 16 bộ hồ sơ phát hành CW của 8 CTCK. Tổng số CW của 16 bộ hồ sơ là 28,9 triệu đơn vị, tương ứng với tổng giá trị tối đa 104 tỷ đồng. Trong đó, 10 bộ hồ sơ đầu tiên đã có báo cáo kết quả chào bán với khối lượng thành công 8,6 triệu CW, tương đương với tỷ lệ 39,37% tổng số chứng quyền được chào bán. Tổng giá trị phân phối đợt đầu là 15,1 tỷ đồng. Trong đó có 4 mã bán hết 100% nhưng cũng có mã không bán được chứng quyền nào.

>> Chứng quyền có bảo đảm “cháy hàng” trước ngày ra mắt

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...