Chính thức kết luận vụ phế phẩm cà phê trộn pin tại Đak Nông

Công an tỉnh Đắk Nông đã hoàn tất kết luận điều tra vụ phế phẩm cà phê trộn pin, chuyển hồ sơ sang Viện KSND đề nghị truy tố các đối tượng trong vụ án gây chấn động dư luận hồi tháng 4/2018.
Chính thức kết luận vụ phế phẩm cà phê trộn pin tại Đak Nông

Ngày 3/9, lãnh đạo Viện KSND tỉnh Đắk Nông cho biết, cơ quan Công an đã hoàn tất quá trình điều tra và VKSND tỉnh đang xây dựng cáo trạng để truy tố các đối tượng trong vụ án "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm" xảy ra vào tháng 4/2018.

Theo kết luận điều tra, năm 2015, bà Phan Thị Dung (56 tuổi, ở Bình Phước) mở công ty thu mua nông sản, trong đó có hạt tiêu xô (gồm cả tiêu đen, tiêu lép, rác... chưa được xử lý). Các đối tác mua lại chấp nhận tỷ lệ tạp chất trong tiêu từ 1-2%, nhưng bà Dung mua được của người dân với tỷ lệ tạp chất thấp hơn và nảy sinh ý định trộn tạp chất để nâng tỷ lệ lên 2% theo ngưỡng chấp nhận được của khách hàng.

Bà Dung liên hệ nhờ bà Lê Thị Hồng Thơ (39 tuổi, giám đốc công ty thương mại ở Đắk Nông) tìm mua tạp chất, nhằm kiếm lời. Thơ đã nhiều lần đặt hàng bà Nguyễn Thị Thanh Loan (43 tuổi, ở huyện Đắk R’lấp, Đắk Nông) và Nguyễn Xuân Bảo (33 tuổi, chồng Loan) để làm tạp chất.

Theo mẫu tạp chất của bà Dung, vợ chồng Loan - Bảo đã lấy than pin hòa vào nước thành dung dịch lỏng rồi cho vào tạp chất là phế phẩm cà phê (vỏ, cà phê nhân mẻ lẫn sỏi, đá) trộn đều, đem ủ khoảng 24 giờ rồi sấy khô. Sau đó, Loan - Bảo dùng dàn sàng lưới sắt 3 lớp để chọn phần có kích cỡ giống hạt tiêu rồi đóng thành bao. Khi lượng hàng đủ 1 chuyến xe từ 15-20 tấn, Loan - Bảo báo cho bà Thơ thuê ông Trần Ngưỡng (chở hàng thuê) chở đến cho bà Dung.

"Kết luận nêu rõ: Trong ba năm hoạt động (2015-2018), cơ sở của vợ chồng Loan đã xuất bán 15 - 20 xe, mỗi xe khoảng 15 - 20 tấn hỗn hợp trên với giá 9.000 -12.000 đồng/kg. Hỗn hợp được chở đến Bình Phước, bà Thơ được hưởng chênh lệch 1.000 - 3.000 đồng/kg.

Ngày 22/4, Cơ quan Điều tra Công an tỉnh Đắk Nông đã phát hiện và thu giữ tại cơ sở của bà Dung 9 tấn tiêu đã trộn tạp chất chứa than pin khi bà Dung chưa kịp tiêu thụ.

Ngày 3/5, Công an tỉnh Đắk Nông đã khởi tố bị can và bắt tạm giam 5 đối tượng trên để làm rõ hành vi "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm".

Theo kết quả giám định, trong mẫu tiêu hạt gửi đi giám định có thành phần chính là tiêu hạt, hàm lượng 81,66%; ngoài ra có tìm thấy các tạp chất gồm: vỏ vụn cà phê, vụn đá, bột than pin. Trong đó, bột than pin có thành phần mangan dioxit, kẽm clorua, amoni clorua… những chất bị cấm trong sử dụng phụ gia thực phẩm. 

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…