Chủ Dr Thanh cho nhân viên Tân Hiệp Phát vay hàng trăm tỷ đồng lãi suất 0%

Hai người trong nhóm Trần Ngọc Bích là Ngô Thị Bích Trang và Trần Hoài Phục đều khai mượn tiền của ông Trần Quý Thanh để gửi ngân hàng. Giám đốc Tân Hiệp Phát khai gì về việc gửi tiền tại VNCB
Chủ Dr Thanh cho nhân viên Tân Hiệp Phát vay hàng trăm tỷ đồng lãi suất 0%
Hai người trong nhóm Trần Ngọc Bích là Ngô Thị Bích Trang và Trần Hoài Phục đều khai mượn tiền của ông Trần Quý Thanh để gửi ngân hàng.
Sáng nay 27/7, Tòa án Nhân dân Tp.Hồ Chí Minh tiếp tục xử vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm gây thất thoát hơn 9.000 tỷ ở Ngân hàng Xây dựng.Trong số tiền bị rút ra và gây thiệt hại đáng chú ý có 300 tỷ đồng liên quan đến nhóm Trần Ngọc Bích.Theo cáo trạng, nhóm Phạm Công Danh sử dụng sổ tiết kiệm bằng hình thức vay cầm cố sổ tiết kiệm đứng tên 3 cá nhân của Nhóm Trần Ngọc Bích vay tiền (Ngô Thị Bích Trang, Nguyễn Thị Mỹ Dung và Trần Hoài Phục) nhưng không có hồ sơ, chứng từ vay, đã thực hiện chuyển khoản 300 tỷ đồng cho Phạm Công Danh sử dụng thông qua các tài khoản của cá nhân thuộc Tập đoàn Thiên Thanh.Trong phần Viện kiểm sát xét hỏi các bị cáo và người liên quan sáng nay, hai người trong nhóm Trần Ngọc Bích là Ngô Thị Bích Trang và Trần Hoài Phục đều khai mượn tiền của ông Trần Quý Thanh để gửi ngân hàng.Cụ thể, bà Trang khai rằng, bà có 2 sổ tiết kiệm gửi ở ngân hàng Xây dựng, còn ông Phục cho biết ông có sổ tiết kiệm trị giá 90 tỷ đồng. Đáng chú ý khoản tiền mà cả hai nhân viên của Tân Hiệp Phát nói rằng của họ đều có nguồn là của ông Trần Quý Thanh (bố của Trần Ngọc Bích) cho mượn và….không mất lãi suất.Bà Trang khai rằng khi gửi tiền bà được ngân hàng cấp sổ tiết kiệm và sổ này bà giữ, đồng thời bà Trang cũng không vay tiền của ngân hàng.Còn ông Phục khai rằng, khi gửi tiền thì ông được cấp sổ tiết kiệm nhưng ngân hàng lại đang giữ sổ vì ông tin ngân hàng để cho ngân hàng xử lý. Ngoài ra, số tiền mà ông Phục gửi ngân hàng có lãi lại mang về đưa cho ông Thanh. Ông Phục cũng khai không vay tiền của ngân hàng.Tuy nhiên bị cáo Mai Hữu Khương, giám đốc VNCB Sài Gòn lại nói điều này không đúng. Việc khách hàng gửi tiền thì được bàn giao sổ cho khách hàng, ngân hàng không giữ sổ. Nếu không có cầm cố vay thì ngân hàng không thể giữ sổ.

Theo Trí thức trẻ 

Có thể bạn quan tâm

Ngân hàng TPBank giữ nguyên biểu lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng TPBank giữ nguyên biểu lãi suất huy động trong tháng 11/2024

So với tháng trước, khung lãi suất huy động tại ngân hàng TPBank giữ nguyên không đổi tại tất cả các kỳ hạn. Theo đó, khách hàng khi tham gia gửi tiết kiệm sẽ nhận được mức lãi suất trong khoảng 3,5 - 5,7%/năm, áp dụng cho các kỳ hạn từ 1 tháng đến 364 ngày, lĩnh lãi cuối kỳ...

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...