Chủ tịch Him Lam nói gì khi rời “đứa con tinh thần” LienVietPostBank

Đại hội cổ đông bất thường chiều 5/6/2017 của LienvietPostBank thu hút sự chú ý của thị trường khi lại có biến động nhân sự chủ chốt, theo đó Chủ tịch Dương Công Minh xin từ nhiệm để nhường ghế cho ôn
Chủ tịch Him Lam nói gì khi rời “đứa con tinh thần” LienVietPostBank

Chủ tịch Dương Công Minh rời ngân hàng để tập trung lo cho Him Lam 

Đại hội bất thường này được triệu tập nhằm xem xét thông qua một số nội dung quan trọng về nhân sự, trong đó HĐQT LienVietPostBank trình xin ý kiến cổ đông về việc miễn nhiệm Chức danh Chủ tịch HĐQT đối với ông Dương Công Minh theo đơn từ chức.

Trước đó ngày 31/5, ông Dương Công Minh đã có đơn xin từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT/thành viên HĐQT của ngân hàng. Cùng ngày, CTCP Him Lam cũng đã có đơn xin bổ sung nội dung chương trình họp ĐHCĐ bất thường.

Người thay thế ông Minh chính là ông Nguyễn Đức Hưởng, cựu Phó Chủ tịch của LienVietPostBank vừa rút khỏi HĐQT ngân hàng này hôm 24/4 để tham gia ứng cử bầu vào HĐQT Sacombank nhiệm kỳ tới. Tuy nhiên, đến ngày 5/6, thông tin chính thức là ông Hưởng đã rút khỏi danh sách ứng cử của Sacombank vào phút chót.

Cùng trong Đại hội lần này, LienvietPostBank đã bầu bổ sung 1 thành viên HĐQT và sửa đổi điều lệ ngân hàng.

Trước băn khoăn của cổ đông về biến động nhân sự này, Phó Chủ tịch HĐQT Nguyễn Đức Cử cho biết, tờ trình sửa đổi Điều lệ Ngân hàng có nội dung “thay người đại diện pháp luật của ngân hàng từ Chủ tịch HĐQT sang Tổng Giám đốc”. Theo Luật quy định trước đây, người đại diện pháp luật của ngân hàng là Chủ tịch HĐQT. Còn hiện tại, TCTD được phép lựa chọn người đại diện pháp luật hoặc Chủ tịch HĐQT hoặc Tổng Giám đốc.

Chia sẻ lý do từ nhiệm, Chủ tịch Dương Công Minh cho biết, Him Lam là doanh nghiệp lớn với nhiều lĩnh vực, dự án với khối lượng công việc rất lớn. Hiện, tập đoàn đang đầu tư 18 dự án lớn, trong đó có dự án lên tới 100 nghìn tỷ đồng nên ông Minh không có nhiều thời gian. Trong khi đội ngũ quản trị của ngân hàng hiện đã đủ, nên ông rút khỏi ngân hàng để tập trung lo cho công việc của HimLam, song vẫn đóng vai trò cố vấn.

“Đối với HimLam, LienVietPostBank là đứa con tinh thần nên Him Lam sẽ vẫn sát cánh để quản trị điều hành tốt nhất, tạo lợi ích tốt nhất”, Chủ tịch Dương Công Minh cho hay.

Cổ đông chất vấn ban lãnh đạo về kế hoạch phát hành cổ phiếu tăng vốn, hiện vẫn chưa thực hiện. Trước đó, ĐHCĐ thường niên 2017 đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ từ 6.460 tỷ đồng lên 7.000 tỷ đồng. Theo đó, ngân hàng sẽ phát hành 54 triệu cổ phiếu, bao gồm 38,76 triệu cổ phiếu trả cổ tức 2016 cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 6%, nguồn thực hiện lấy từ lợi nhuận sau thuế năm 2016. Đồng thời chào bán ra công chúng  hoặc cán bộ nhân viên hoặc nhà đầu tư, đối tượng khác 15,24 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/CP trong năm 2017 này sau khi được cơ quan quản lý Nhà nước chấp thuận.

Ông Dương Công Minh cho biết, hiện LienVietPostBank đang thực hiện các thủ tục với các cơ quan quản lý và dự kiến sẽ thực hiện vào quý 3 tới. Năm 2016, tỷ lệ cổ tức là 6% bằng cổ phiếu và 4% bằng tiên mặt. Việc phát hành cổ tức cũng chỉ được thực hiện khi hoàn tất thủ tục.

Về kế hoạch lên sàn, ông Mình cho biết ngân hàng đã nộp đề án lên sàn UPCoM và nhiều khả năng trong quý 3 sẽ lên sàn UPCoM.

Về kết quả kinh doanh, tính đến 31/5/2017, lợi nhuận của ngân hàng đạt 730 tỷ đồng. Ước hết quý 2/2017, lợi nhuận đạt 900 tỷ đồng.

Năm 2017, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 1.500 tỷ đồng, tăng 11% so với con số thực hiện năm 2016; Tỷ lệ cổ tức dự kiến 12%.

Tổng tài sản cuối năm 2017 dự kiến đạt 180.000 tỷ đồng, tăng 27%; dư nợ thị trường 1 ước đạt 111.500 tỷ đồng, tăng 37%. Được biết,  NHNN đã chấp thuận cho LienVietPostBank tăng trưởng tín dụng trong năm 2017 tối đa 16% (95,317 tỷ đồng). Tuy nhiên với mục tiêu tăng vốn cho vay lĩnh vực nông nghiệp, ngân hàng dự kiến tăng trưởng vượt mức và sẽ xin phép NHNN điều chỉnh mức tăng trưởng tín dụng.

>> Dương Công Minh – ông chủ giàu có và đầy bí ẩn của Him Lam và Ngân hàng Liên Việt

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...