Chủ tịch Vietcombank bất ngờ trước số thưởng tết 175 triệu đồng

Ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vietcombank bất ngờ trước thông tin mức thưởng của ngân hàng này tới khoảng 175 triệu đồng cho mỗi nhân viên. Tổng mức chi thưởng tết ước tính tới 2.6
Chủ tịch Vietcombank bất ngờ trước số thưởng tết 175 triệu đồng

Vietcombank bác tin thưởng tết cao ngất ngưởng tới 175 triệu đồng cho mỗi nhân viên

Cận Tết Nguyên đán, dư luận xôn xao trước thông tin các mức thưởng “khủng” từ ngân hàng thương mại cho cán bộ nhân viên. Tâm điểm chú ý ngày 9/1 là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).

Nhưng Chủ tịch Nghiêm Xuân Thành cho biết: "Cá nhân tôi đến lúc này cũng không biết những con số đó lấy từ đâu và tính như thế nào”.

Vị lãnh đạo này dẫn thực tế một số chi nhánh, ngay tại địa bàn Hà Nội, Tết năm nay dự kiến sẽ không có thưởng, mà đang xem xét có chế độ động viên nào đó. Hoặc ngay tại một chi nhánh, có người dự kiến được thưởng 50 triệu đồng, nhưng có người chỉ được khoảng 3 triệu đồng mà thôi.

Chủ tịch Vietcombank cũng lưu ý một số điểm khi nhìn về các mức thưởng Tết tại các ngân hàng thương mại hiện nay.

Thứ nhất, theo quy định, ngân hàng chỉ được trích tối đa không quá 3 tháng lương thực hiện của người lao động vào quỹ phúc lợi và khen thưởng, trong đó quỹ khen thưởng chỉ được 50%. Vì vậy, muốn thưởng lớn còn phải nhìn vào các quy định hiện hành.

Thứ hai, hiện hầu hết các ngân hàng thương mại đã “số hóa” mức độ thưởng Tết, để tạo sự công bằng, rõ ràng, cũng như động lực để cán bộ nhân viên phấn đấu.

Cụ thể, hiện nhiều ngân hàng thương mại đã áp dụng chỉ số đo lường hiệu suất cốt yếu (KPI), đo lường hiệu quả và mức độ hoàn thành công việc của mỗi bộ phận, chi nhánh và đến từng người lao động. Thưởng Tết căn theo chỉ số đánh giá này nên không có sự cào bằng.

Mặt khác, thực tế chi trả lương thưởng tại nhiều ngân hàng cũng đang áp dụng cơ chế tạm ứng, tạm trả và truy lĩnh, mà có thể bị hiểu nhầm là thưởng Tết.

Như tại Vietcombank, hàng tháng nhân viên được nhận một phần lương cơ bản. Đến cuối năm, qua đánh giá của chỉ số KPI, mỗi người sẽ được tính đúng mức lương kinh doanh thực nhận, và khi đó mới được truy lĩnh “một cục” hoặc rải ra một vài thời điểm. Thời điểm truy lĩnh này thường sau khi chốt sổ sách năm cũ, rơi vào cận Tết Nguyên đán nên thường bị hiểu nhầm là thưởng Tết.

Với cơ chế trên, cũng đã có ngân hàng thương mại phải bù lại quỹ lương thưởng trong năm mới, do các tháng trong năm cũ có những trường hợp nhận lương cơ bản cao hơn lượng kinh doanh khi tính lại các chỉ tiêu, kết quả công việc.

Trong khi đó, một lãnh đạo ngân hàng thương mại khác lại nêu quan điểm, trong trường hợp có thành viên công bố hoặc thực hiện các mức thưởng Tết cao, thì cũng cần nhìn nhận thêm ở một khía cạnh khác nữa.

“Tôi lấy ví dụ, tại ngân hàng A, mỗi nhân viên được thưởng Tết bình quân 15 triệu đồng, tại ngân hàng B bình quân 20 triệu đồng. Nhưng, mức 20 triệu đồng đó chưa chắc đã là cao hơn. Vì phải so sánh thêm. Như tại ngân hàng A, họ có 2.000 nhân viên tạo ra 1.000 tỷ lợi nhuận, còn tại ngân hàng B chỉ có 1.500 nhân viên nhưng tạo ra được 1.500 tỷ lợi nhuận năm qua thì rõ ràng 20 triệu đồng chỉ nên xem xét là sự xứng đáng chứ không hẳn là cao”, lãnh đạo ngân hàng trên nói.

Ngoài ra, người trong cuộc này cũng lưu ý, việc “số hóa” chuyện lương thưởng ngân hàng những năm qua và hiện nay rất chặt chẽ. Một mặt, ngân hàng phải thực hiện đúng quy định cơ chế phúc lợi và khen thưởng hợp lý; mặt khác, Ngân hàng Nhà nước giám sát rất chặt việc chi trả lương, thưởng và cổ tức hàng năm, để hạn chế tình trạng chi quá tay mà ảnh hưởng đến nguồn lực cần tập trung để xử lý nợ xấu.

Theo Nguyên Hồng/VnEconomy

>> Lãi đậm 8.212 tỷ đồng, Vietcombank giảm nợ xấu về 1,44%

Có thể bạn quan tâm

Chính sách thị trường vàng đổi chiều, ngành trang sức chờ ngày “tỏa sáng”

Chính sách thị trường vàng đổi chiều, ngành trang sức chờ ngày “tỏa sáng”

Ngành sản xuất và bán lẻ trang sức Việt Nam có thể hưởng lợi nếu thị trường vàng được kiểm soát ổn định hơn. Việc thúc đẩy các kênh đầu tư thay thế sẽ góp phần làm dịu dòng tiền chảy vào vàng miếng, đồng thời định hướng người tiêu dùng chuyển sang các sản phẩm có giá trị sử dụng thực tiễn hơn...

Các ngân hàng tái cơ cấu nợ bằng chiến lược kép trái phiếu

Các ngân hàng tái cơ cấu nợ bằng chiến lược kép trái phiếu

Việc mua lại trái phiếu trước hạn không chỉ giúp ngân hàng tránh bị khấu trừ vào vốn cấp 2 mà còn mở ra dư địa để phát hành lô trái phiếu mới có kỳ hạn trên 5 năm, qua đó bổ sung nguồn vốn trung và dài hạn, đáp ứng các yêu cầu về an toàn vốn...

Sóng lợi nhuận đang đến với ngành ngân hàng trong quý 2

Sóng lợi nhuận đang đến với ngành ngân hàng trong quý 2

Theo VCBS, lợi nhuận trước thuế của nhóm ngân hàng dự kiến tiếp tục tăng trưởng dương trong quý 2 và cả năm 2025, với nhiều cái tên như VietinBank, MB, BIDV, VPBank, HDBank, MSB và Sacombank được kỳ vọng đạt mức tăng hai chữ số...

Bảo hiểm nhân thọ tái cấu trúc sản phẩm: Hiểu sao cho đúng?

Bảo hiểm nhân thọ tái cấu trúc sản phẩm: Hiểu sao cho đúng?

Theo ông Nguyễn Đức Thắng, Chủ tịch GAMA Global-Vietnam, việc điều chỉnh cách phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ không ảnh hưởng đến các khách hàng đã tham gia với các hợp đồng đang có hiệu lực vì các doanh nghiệp có trách nhiệm tuân thủ đúng theo hợp đồng đã ký kết đúng pháp luật...

Ngân hàng bỏ quên "mỏ vàng" từ tệp khách hàng cao tuổi?

Ngân hàng bỏ quên "mỏ vàng" từ tệp khách hàng cao tuổi?

Trước tốc độ già hóa dân số, các ngân hàng tại Việt Nam có nguy cơ bỏ lỡ một nhóm khách hàng đầy tiềm năng – những người cao tuổi ngày càng độc lập về tài chính, quan tâm đến chất lượng sống và có nhu cầu quản lý tài sản một cách bài bản...