Chủ tịch Vietcombank trở thành tân Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Ông Phạm Quang Dũng, sinh ngày 18/4/1973, có bằng Thạc sỹ Tài chính Ngân hàng tại Trường Đại học Birmingham (Anh Quốc), với kinh nghiệm gần 30 năm công tác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng...

Ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ban hành quyết định về việc bổ nhiệm ông Phạm Quang Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank – mã chứng khoán: VCB) giữ chức Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Quyết định có hiệu lực từ ngày 1/1/2024.

Như vậy, ban lãnh đạo đương nhiệm tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay bao gồm: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng; cùng 5 Phó Thống đốc gồm: ông Đào Minh Tú, ông Đoàn Thái Sơn, ông Phạm Tiến Dũng, ông Phạm Thanh Hà và ông Phạm Quang Dũng.

Theo tìm hiểu, ông Phạm Quang Dũng, sinh ngày 18/4/1973, có bằng Thạc sỹ Tài chính Ngân hàng tại Trường Đại học Birmingham (Anh Quốc), với kinh nghiệm gần 30 năm công tác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Bắt đầu sự nghiệp tại Vietcombank từ tháng 8/1994, ông Phạm Quang Dũng trải qua nhiều vị trí công tác tại Phòng Đầu tư và Bảo lãnh; Phòng quan hệ Quốc tế; Công ty Cho thuê tài chính và kinh qua nhiều chức vụ quản lý quan trọng tại Vietcombank như: Phó Chánh Văn phòng; Phó Giám đốc Công ty Tài chính Việt Nam tại Hong Kong; Trưởng phòng Quan hệ Ngân hàng đại lý; Phó Tổng Giám đốc; Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng Giám đốc.

Sau đó, ông Phạm Quang Dũng là Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Vietcombank từ 11/2014 đến 30/8/2021. Đến ngày 30/8/2021, Hội đồng quản trị Vietcombank đã họp và thống nhất bầu ông Phạm Quang Dũng giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietcombank nhiệm kỳ 2018-2023.

Dưới sự điều hành của ông Phạm Quang Dũng, trong quý 3, Vietcombank tiếp tục giữ vững vị trí “quán quân” lợi nhuận của ngành ngân hàng khi mang về 9.051 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 19,6% so với quý 3/2022. Mặc dù lợi nhuận tăng trưởng dương so với cùng kỳ nhưng kết quả kinh doanh quý 3 năm nay vẫn thấp nhất trong 4 quý gần nhất.

Tổng thu nhập hoạt động quý 3/2023 giảm 5,6%, đạt 15.777 tỷ đồng. Các mảng kinh doanh chính đều ghi nhận sự sụt giảm, trong đó thu nhập lãi thuần giảm 7,8% xuống 12.596 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động dịch vụ giảm 19,2% xuống 891 tỷ. Lãi từ kinh doanh ngoại hối đạt 1.581 tỷ, giảm 6 tỷ so với cùng kỳ.

Chi phí hoạt động quý 3/2023 giảm tới 17,9% xuống còn 5.233 tỷ. Bên cạnh đó, chi phí dự phòng giảm gần một nửa xuống còn 1.494 tỷ đồng.

Nhờ chi phí hoạt động và chi phí dự phòng rủi ro đều giảm mạnh so với cùng kỳ nên lợi nhuận quý 3 tiếp tục tăng trưởng dù tổng thu nhập giảm.

Tính chung 9 tháng đầu năm, tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng Vietcombank đạt 51.764 tỷ đồng, tăng 4,7% so với cùng kỳ. Mặt khác, chi phí hoạt động giảm 3,2% xuống 16.163 tỷ đồng, chủ yếu nhờ giảm mạnh các khoản chi cho hoạt động quản lý công vụ. Chi phí dự phòng rủi ro còn 6.051 tỷ đồng, tương ứng giảm 22,3%.

Kết quả, lợi nhuận trước thuế 9 tháng của ngân hàng Vietcombank đạt 29.550 tỷ đồng, tăng 18,5% so với cùng kỳ. Lãi sau thuế đạt 23.694 tỷ đồng.

Tính đến thời điểm ngày 30/9/2023, tổng tài sản Vietcombank ở mức hơn 1,7 triệu tỷ đồng, giảm 4,5% so với đầu năm. Tổng tài sản của Vietcombank giảm do nguyên nhân chủ yếu là tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước giảm hơn 63 nghìn tỷ xuống còn hơn 29.300 tỷ đồng, tương đương giảm 68%.

Dư nợ cho vay khách hàng của Vietcombank tăng hơn 44.700 tỷ trong 9 tháng đầu năm, tức tăng 3,9%. Nợ xấu cuối quý 3 tăng 84% so với đầu năm, đạt 14.393 tỷ đồng. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay tính đến hết quý 3 đạt 1,21% trong khi thời điểm cuối năm 2022 là 0,68%.

Huy động tiền gửi khách hàng của Vietcombank tăng 8,5% trong 9 tháng và đạt hơn 1,3 triệu tỷ đồng. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đạt 31,3%.

anh-chup-man-hinh-2023-12-25-luc-174054-4090.png

Trên thị trường chứng khoán, tính đến ngày 25/12, cổ phiếu VCB đang dừng ở mức 81.800 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hóa trên thị trường của ngân hàng Vietcombank đạt khoảng 457.000 tỷ đồng.

Xem thêm

Doanh thu giảm mạnh trong tháng 11/2023, Thế Giới Di Động tiếp tục đóng hàng trăm cửa hàng

Thế Giới Di Động mở cuộc "đại tái cấu trúc", doanh thu giảm trong tháng 11/2023

Riêng trong tháng 10 và tháng 11/2023, công ty đã đóng gần 150 cửa hàng thuộc chuỗi Thế Giới Di Động, Điện Máy Xanh, Topzone và sẽ tiếp tục đóng một số cửa hàng kém hiệu quả về doanh thu và lợi nhuận trong tháng 12 để ổn định hoạt động, chuẩn bị cho mùa bán hàng cao điểm đợt Tết Nguyên đán 2024…

Ngân hàng không nên cho vay đặt cọc

Ngân hàng không nên cho vay đặt cọc

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng cho rằng các quy định mới về đặt cọc trong Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) sẽ bảo vệ người mua nhà tốt hơn, đồng thời cho rằng ngân hàng không nên cho vay đặt cọc...

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu đẩy mạnh cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu đẩy mạnh cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng

Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chủ động cân đối nguồn vốn, đẩy mạnh đa dạng chương trình, sản phẩm tín dụng phù hợp với nhu cầu của từng nhóm đối tượng, phân khúc khách hàng, đặc biệt là nhu cầu vay vốn chính đáng, hợp pháp phục vụ đời sống, tiêu dùng của người dân...

MBS: Năm 2024, tăng trưởng tín dụng ước đạt 13 - 14%, dự báo lợi nhuận ngành ngân hàng sẽ “sáng chói”

MBS: Năm 2024, tăng trưởng tín dụng ước đạt 13 - 14%, dự báo lợi nhuận ngành ngân hàng sẽ “sáng chói”

NIM trong năm 2024 của hầu hết các ngân hàng chỉ tăng nhẹ so với 2023 và sẽ không cao như cả năm 2022. Đặc biệt, nhóm ngân hàng  doanh được dự báo sẽ không có được sự phục hồi NIM tốt như các ngân hàng thương mại cổ phần trong năm 2024 do hoạt động dưới vai trò là những công cụ điều tiết...

Có thể bạn quan tâm

Bức tranh tổng quan ngành ngân hàng và triển vọng tăng trưởng năm 2024

Bức tranh tổng quan ngành ngân hàng và triển vọng tăng trưởng năm 2024

Sự phục hồi của nền kinh tế sẽ tiếp tục đẩy nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp tăng cao để mở rộng sản xuất, và đồng thời kích thích tiêu dùng của người dân. Do đó, tăng trưởng tín dụng năm 2024 hoàn toàn có thể đạt 14% - 15%, tiệm cận mức mục tiêu của Chính phủ đề ra...

Ngân hàng “hốt bạc” nhờ kinh doanh chứng khoán

Ngân hàng “hốt bạc” nhờ kinh doanh chứng khoán

Khảo sát từ báo cáo tài chính bán niên năm 2024 tại các ngân hàng thương mại cổ phần cho thấy, rất nhiều nhà băng thu về lãi lớn nhờ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh tăng trưởng cao…

Ngân hàng SHB tăng nhẹ lãi suất huy động trong tháng 9/2024

Ngân hàng SHB tăng nhẹ lãi suất huy động trong tháng 9/2024

Cập nhật biểu lãi suất ngân hàng SHB tháng 9/2024, biểu lãi suất tiết kiệm tại quầy và tiết kiệm trực tuyến dành cho khách hàng cá nhân của ngân hàng này được điều chỉnh theo xu hướng tăng tại nhiều kỳ hạn. Theo đó, 6,1%/năm là mức lãi suất cao nhất ghi nhận được tại ngân hàng này…

Ngân hàng ACB giữ nguyên khung lãi suất huy động trong tháng 9/2024

Ngân hàng ACB giữ nguyên khung lãi suất huy động trong tháng 9/2024

Theo ghi nhận đầu tháng 9, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Lãi suất huy động ngân hàng TPBank trong tháng 9/2024: Cao nhất 5,75%/năm

Lãi suất huy động ngân hàng TPBank trong tháng 9/2024: Cao nhất 5,75%/năm

So với hồi đầu tháng 8/2024, khung lãi suất huy động tại ngân hàng TPBank đã được điều chỉnh tăng tại một số kỳ hạn. Theo đó, khách hàng khi tham gia gửi tiết kiệm sẽ nhận được mức lãi suất trong khoảng 3,5 - 5,7%/năm, áp dụng cho các kỳ hạn từ 1 tháng đến 364 ngày, lĩnh lãi cuối kỳ...

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 9/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 9/2024

Trong tháng 9/2024, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng HDBank tăng nhẹ lãi suất tiết kiệm trong tháng 9/2024

Ngân hàng HDBank tăng nhẹ lãi suất tiết kiệm trong tháng 9/2024

Khảo sát đầu tháng 9/2024, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank tiếp tục được điều chỉnh tăng tại một vài kỳ hạn so với cùng kỳ. Sau điều chỉnh, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, lĩnh lãi cuối kỳ…