Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: Tiếp tục phân hóa, khối ngoại mua ròng hàng trăm tỷ đồng

Trong tuần giao dịch vừa qua (22/1 - 26/1), thị trường chứng khoán ghi nhận 9 mã cổ phiếu ngân hàng tăng, 16 mã giảm và 2 mã đứng giá…

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: Tiếp tục phân hóa, khối ngoại mua ròng hàng trăm tỷ đồng

Nhóm cổ phiếu ngân hàng trong tuần giao dịch vừa qua ghi nhận diễn biến giằng co khi có tới 16 mã cổ phiếu giảm giá, 9 mã tăng giá và chỉ có 2 mã đứng tham chiếu. Song mức điều chỉnh giá của những mã cổ phiếu này lại không quá lớn.

Dẫn đầu đà giảm là mã cổ phiếu OCB với mức điều chỉnh -2,7%, đưa thị giá giảm xuống còn 14.600 đồng/cổ phiếu. Đáng chú ý, cả 3 mã cổ phiếu trong nhóm ngân hàng Big 4 đều kết tuần trong sắc đỏ. Cụ thể, BID giảm 1,8% về còn 48.950 đồng/cổ phiếu; CTG giảm 1,5% xuống còn 32.100 đồng/cổ phiếu; VCB hạ 0,6% xuống còn 92.000 đồng/cổ phiếu.

Ngoài ra, một số cổ phiếu ngân hàng cũng có diễn biến tiêu cực trong tuần qua là: EIB (-1,8%); BVB (-1,7%); NVB (-1,7%); TPB (-1,6%); MSB (-1,4%); VIB (-1,4%); KLB (-1,4%); NAB (-1,4%). Bên cạnh đó, những mã ngân hàng giảm dưới 1% gồm: BAB (-0,8%); MBB (-0,2%); VAB (-0,1%); VBB (-0,1%).

Ở chiều hướng ngược lại, cổ phiếu PGB của PGBank là mã tăng tốt nhất tuần qua với mức +2,2%, kết tuần tại mức giá 27.000 đồng/cổ phiếu. Theo sau là 3 mã SGB, HDB và SHB với mức tăng tốt lần lượt là 1,8%, 1,7% và 1,6%. Tương tự, những mã tăng giá trong tuần qua còn có: ACB (+1,3%); TCB (+1,3%); ABB (+1,2%); LPB (+0,3%); VPB (+0,3%).

Hai mã đứng tham chiếu trong tuần qua là STB của Sacombank và SSB của SeABank, lần lượt đóng cửa tuần ở mức 30.300 đồng/cổ phiếu và 23.100 đồng/cổ phiếu.

Trong tuần giao dịch vừa qua, thanh khoản toàn ngành ngân hàng cũng có sự điều chỉnh, giảm 10% so với tuần giao dịch trước, với 890 triệu cổ phiếu được trao tay, tương ứng với tổng giá trị lên đến hơn 19.000 tỷ đồng

Đáng chú ý, STB đã quay trở lại với vị trí quán quân thanh khoản trong tuần này với giá trị giao dịch đạt 2.885 tỷ đồng, cao hơn 330 tỷ đồng so với cổ phiếu EIB xếp sau đó. Đáng nói thêm, giá trị giao dịch của cổ phiếu EIB đã tăng gần 1.000 tỷ đồng so với tuần trước đó nhờ xuất hiện các giao dịch thỏa thuận lớn. Ngoài ra, còn 2 mã có giá trị giao dịch đạt trên 2.000 tỷ đồng trong tuần qua là của MBB và SHB.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm trong tuần này. Khối ngoại đã mua ròng hàng trăm tỷ đồng các mã, bao gồm 237 tỷ đồng EIB, 192 tỷ đồng CTG, 178 tỷ đồng STB, 152 tỷ đồng VPB, 122 tỷ đồng VCB.

Trong khi đó, nhóm tự doanh lại có xu hướng trái ngược khi tập trung bán ròng nhiều cổ phiếu ngân hàng, gồm 101 tỷ đồng CTG, 75 tỷ đồng EIB, 64 tỷ đồng STB, 34 tỷ đồng VPB, 28 tỷ đồng ACB...

Trong tuần qua, đã có thêm nhiều ngân hàng công bố kết quả kinh doanh quý 4/2023 và lũy kế cả 2023. Nhìn vào bảng xếp hạng lợi nhuận, kết quả kinh doanh năm 2023 của các nhà băng có sự phân hoá rất lớn.

Vietcombank tiếp tục là quán quân lợi nhuận toàn ngành với lợi nhuận trước thuế ước tính đạt hơn 41.000 tỷ đồng. Top 5 lợi nhuận năm nay có sự góp mặt của Big 4 (Vietcombank, BIDV, Agribank, VietinBank) và MB.

Chỉ có 6 ngân hàng có lợi nhuận đạt trên 20.000 tỷ đồng. Ngoài nhóm Big 4 (Vietcombank, BIDV, Agribank, VietinBank) thì còn có MB (hơn 26.000 tỷ) và Techcombank (gần 22.900 tỷ đồng).

Lợi nhuận quý 4/2023 của các ngân hàng có sự phân hóa rõ rệt. Hiện Saigonbank (SGB) là ngân hàng có tăng trưởng cao nhất, lãi trước thuế quý 4/2023 đạt 84 tỷ đồng, gấp 92 lần cùng kỳ năm 2022. Khá nhiều ngân hàng tăng trưởng âm trong quý 4/2023 như VIB, MSB, TPB,...Ngoài ra một ngân hàng bị lỗ trong quý 4 năm nay.

Phần lớn ngân hàng tư nhân không hoàn thành kế hoạch lợi nhuận đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua trong năm qua. Nguyên nhân chủ yếu do họ tăng mạnh trích lập dự phòng rủi ro, khiến lợi nhuận bị co hẹp dù nhiều mảng kinh doanh vẫn có kết quả khả quan.

Trong nhóm ngân hàng tư nhân, Techcombank và ACB hoàn thành sát nút kế hoạch đặt ra. Trong khi đó những ngân hàng như VIB, MSB, TPBank, Eximbank,...đều không đạt kế hoạch.

Vừa qua, Techcombank đã có thông báo dự kiến đề xuất mức chi trả cổ tức hàng năm bằng tiền mặt ít nhất 20% trên tổng lợi nhuận, tương đương 4 - 5% vốn chủ sở hữu tại thời điểm đầu năm, ước tính khoảng 1.500 đồng/cổ phiếu cho năm 2024.

Một nội dung đáng chú ý khác, ông Lê Tuấn Anh, con trai bà Nguyễn Thị Nga, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị SeABank, đã đăng ký mua vào 1 triệu cổ phiếu SSB của ngân hàng với mục đích cơ cấu tài chính cá nhân.

Xem thêm

Xu thế chứng khoán ngày 29/12: Ưu tiên cổ phiếu bất động sản và ngân hàng

Xu thế chứng khoán ngày 29/12: Ưu tiên cổ phiếu bất động sản và ngân hàng

Nhà đầu tư có thể tận dụng các phiên rung lắc để giải ngân từng phần đối với các cổ phiếu trong danh mục lướt sóng T+, tranh thủ chốt lời với biên lợi nhuận kỳ vọng ở mức khoảng 3-5%. Nhóm cổ phiếu ưu tiên giao dịch trong giai đoạn này là các cổ phiếu vốn hóa lớn như bất động sản, ngân hàng...

Có thể bạn quan tâm

Bà Trương Mỹ Lan bị tuyên án tử hình

Bà Trương Mỹ Lan bị tuyên án tử hình

Hội đồng xét xử xác định cáo trạng truy tố bị cáo Trương Mỹ Lan về 3 tội danh là có cơ sở, đúng pháp luật, do đó tuyên phạt mức án tử hình...

Xu thế chứng khoán ngày 12/4: Giải ngân lướt sóng đối với những cổ phiếu đã có xu hướng tạo nền ngắn hạn

Xu thế chứng khoán ngày 12/4: Giải ngân lướt sóng đối với những cổ phiếu đã có xu hướng tạo nền ngắn hạn

Nhà đầu tư có thể cân nhắc cơ cấu lại danh mục nếu xu hướng hồi phục tiếp tục kéo dài trong những phiên tới. Theo đó, ưu tiên bán giảm những mã đã giảm dưới vùng hỗ trợ và cân nhắc giải ngân lướt sóng đối với những cổ phiếu đã có xu hướng tạo nền ngắn hạn...

Xu thế chứng khoán ngày 11/4: Giảm tỷ trọng cổ phiếu về mức thấp

Xu thế chứng khoán ngày 11/4: Giảm tỷ trọng cổ phiếu về mức thấp

Nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục cơ cấu giảm tỷ trọng cổ phiếu về mức thấp và chưa nên mua mới trong giai đoạn này. Đồng thời, các nhà đầu tư hạn chế bán tháo khi chỉ số VN-Index giảm về vùng hỗ trợ 1.230 – 1.235 điểm trong những phiên giao dịch tới...

3 tháng đầu năm, miễn, giảm hơn 18.000 tỷ đồng tiền thuế

3 tháng đầu năm, miễn, giảm hơn 18.000 tỷ đồng tiền thuế

Theo Tổng cục Thuế, tổng số tiền thuế, tiền thuê đất được miễn, giảm trong 3 tháng đầu năm 2024 ước đạt 18.012 tỷ đồng; trong đó giảm mức thuế bảo vệ môi trường theo Nghị quyết của Quốc hội ước khoảng 9.812 tỷ đồng.

Xu thế chứng khoán ngày 9/4: Hạn chế giải ngân bắt đáy sớm

Xu thế chứng khoán ngày 9/4: Hạn chế giải ngân bắt đáy sớm

Nhà đầu tư ưu tiên việc quản lý rủi ro tại thời điểm hiện tại, có thể tận dụng những nhịp phục hồi để cơ cấu lại danh mục theo hướng bán giảm các mã không thể duy trì được xu hướng đi lên trong giai đoạn này và hạn chế giải ngân bắt đáy sớm...

Việt Nam đã bán được tín chỉ carbon chưa?

Việt Nam đã bán được tín chỉ carbon chưa?

Việt Nam chưa bán được tín chỉ carbon rừng do chưa có quy hoạch thực hiện cam kết quốc gia tự nguyện. Tuy nhiên, nhiều dự án tín chỉ carbon đã được triển khai, đem lại nguồn lợi lớn cho nhà đầu tư.

Cảng cạn Nam Đình Vũ giai đoạn 1) là 1 trong 3 cảng mới được bổ sung trong Danh mục cảng cạn Việt Nam

Công bố mở thêm 3 cảng cạn mới

Trong danh mục cảng cạn Việt Nam vừa mới công bố, có thêm 3 cảng cạn mới là Thạnh Phước, Nam Đình Vũ (giai đoạn 1) và Phú Mỹ (giai đoạn 1).

Việt Nam và cuộc cạnh tranh công xưởng sản xuất của châu Á

Việt Nam và cuộc cạnh tranh công xưởng sản xuất của châu Á

Ấn Độ muốn trở thành nhà sản xuất hàng đầu ở châu Á khi các doanh nghiệp quốc tế đang tìm cách rời khỏi Trung Quốc, nhưng muốn làm được điều đó trước tiên họ cần phải cạnh tranh được với Việt Nam, một số chuyên gia chia sẻ với CNBC...

HOSE có 43 doanh nghiệp vốn hóa trên 1 tỷ USD

HOSE có 43 doanh nghiệp vốn hóa trên 1 tỷ USD

Kết thúc tháng 3/2024, sàn HOSE sở hữu 43 doanh nghiệp có vốn hóa hơn 1 tỷ USD. Trong đó, có 2 doanh nghiệp có vốn hóa trên 10 tỷ USD là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam…