Công ty tài chính chỉ được đòi nợ “chính chủ”

Một trong những sửa đổi quan trọng đối với Thông tư 43/2016/TT-NHNN là việc bổ sung quy định các công ty tài chính không được “nhắc nợ, đòi nợ tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài
Công ty tài chính chỉ được đòi nợ “chính chủ”

Một trong những vấn đề gây nhiều bức xúc trong dư luận thời gian qua đó là việc không ít công ty tài chính đòi nợ theo kiểu đeo bám, thậm chí là mang tính xã hội đen. Theo phản ánh của một người dân, dù không vay tiền của công ty tài chính, song anh vẫn bị nhân viên của công ty này thường xuyên gọi điện đòi tiền, thậm chí có những lời lẽ hăm dọa cũng bởi “không biết khách hàng nào sử dụng số điện thoại của tôi khi khai báo là người thân để vay tiền”.

Giữa năm 2018, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng từng cho biết cơ quan này ghi nhận rất nhiều phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng về việc bị gọi điện, nhắn tin với mục đích đe dọa, nhắc nợ dù không vay nợ từ tổ chức, đơn vị liên quan.

Dù đã thông báo về việc bị gọi nhầm và đề nghị đơn vị liên hệ kiểm tra lại thông tin, các thuê bao này vẫn tiếp tục bị gọi điện nhắc nợ, một số trường hợp bị gọi điện quấy rối liên tục trong 6 tháng, tần suất cuộc gọi nhiều nhất là 10 cuộc/ngày.

Trước tình trạng phức tạp của hoạt động này, Ngân hàng Nhà nước bổ sung quy định về hoạt động nhắc, đòi nợ vào dự thảo thông tư sửa đổi thông tư số 43/2016/TT-NHNN quy định về cho vay tiêu dùng của công ty tài chính.

"Theo dự thảo mới, các công ty tài chính không được nhắc nợ, đòi nợ tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty. 

Ngoài việc siết quy định về hoạt động đòi nợ của các công ty tài chính, dự thảo lần này đã bổ sung quy định về việc giải ngân với các khoản vay trả góp và vay tiền mặt của người dân.

Cụ thể, trong hoạt động vay trả góp, công ty tài chính sẽ giải ngân bằng tiền mặt, hoặc chuyển khoản cho bên thụ hưởng (bên cung ứng hàng hóa, dịch vụ) sau khi khách hàng đã nhận được hàng hóa, dịch vụ theo thỏa thuận tại hợp đồng cho vay tiêu dùng.

Đối với các khoản vay trực tiếp, công ty tài chính sẽ giải ngân bằng tiền mặt, hoặc chuyển khoản cho khách vay theo thỏa thuận.

Đại diện cơ quan soạn thảo cũng cho biết, cho vay giải ngân trực tiếp có rủi ro cao, khó kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay. Vì vậy, để đảm bảo cho vay tiêu dùng phát triển lành mạnh, hiệu quả, việc giải ngân trực tiếp nên hướng đến khách hàng đã vay tại công ty tài chính và có lịch sử trả nợ tốt.

Vì vậy, NHNN quy định, công ty tài chính chỉ được cho vay trực tiếp đối với khách hàng đã và đang vay tại công ty, và được đánh giá có lịch sử trả nợ tốt theo quy định. Đồng thời, khách hàng phải không có nợ xấu theo kết quả phân loại nhóm nợ của Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam.

Ngoài ra, tổng dư nợ cho vay trực tiếp cũng không được vượt quá 30% tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính.

>> Khi tín dụng ngân hàng lãi cao như tín dụng đen: Sai từ luật thì phải sửa

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...