Covid-19: Đà Nẵng thực hiện giãn cách, Hà Nội ra công điện khẩn

Sau khi Đà Nẵng chính thức áp dụng giãn cách xã hội, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng đã ra công điển khẩn phòng chống dịch COVID-19.
Covid-19: Đà Nẵng thực hiện giãn cách, Hà Nội ra công điện khẩn

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phù tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 25/7/2020 về công tác phòng chống dịch COVID-19, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu Giám đốc các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn:

Công an Thành phố phối hợp UBND quận, huyện, thị xã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc rà soát, quản lý, giám sát chặt chẽ tất cả những trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài về đang làm việc và cư trú trên địa bàn; chỉ đạo tổ dân phố, thôn xóm phát hiện những trường hợp nhập cảnh trái phép, báo cáo chính quyền địa phương để kiểm tra cách ly theo quy định phòng chống dịch COVID-19.

Xử lý nghiêm những trường hợp nhập cảnh trái phép và các đơn vị, tổ chức, cá nhân vi phạm trong công tác phòng chống dịch COVID-19 (nếu có).

Tất cả các trụ sở, cơ quan, xí nghiệp trên địa bàn Thành phố phải có nước sát khuẩn để sát khuẩn tay, thực hiện kiểm tra thân nhiệt, đeo khẩu trang nơi công cộng, khi tham gia giao thông.

Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch chủ động, sẵn sàng truy vết triệt để các trường hợp dương tính, xác định những người tiếp xúc (Fl, F2) tổ chức cách ly ngay tại nhà, F1 lấy mẫu xét nghiệm và tổ chức theo dõi y tế theo quy định phòng, chống dịch COVID-19, không để dịch lây lan trong cộng đồng.

Xét nghiệm ngay các trường hợp nghi ngờ để phát hiện chẩn đoán xác định những trường hợp mắc bệnh; thực hiện rửa tay, đeo khẩu trang ở những nơi đông người; Giám sát, quản lý chặt chẽ, thực hiện nghiêm quy trình tiếp nhận các trường hợp nhập cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Sở Y tế chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện, trang thiết bị, dự phòng hóa chất vật tư tiêu hao để đáp ứng công tác phòng chống dịch COVID-19 khi có yêu cầu; đồng thời lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 ít nhất 02 lần đối với các trường hợp từ nước ngoài nhập cảnh vào Hà Nội; tiếp tục theo dõi y tế tại cộng đồng ít nhất 14 ngày sau thời gian cách ly bắt buộc và lấy mẫu xét nghiệm SARS- CoV-2 một lần nữa trước khi hết thời gian theo dõi y tế, nếu cần thiết xét nghiệm lại sau 01 tháng; giám sát chặt chẽ diễn biễn dịch để kịp thời xử lý các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra.

Bộ Tư lệnh Thủ đô chỉ đạo các cơ sở cách ly tập trung của quân đội quản lý tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện các yêu cầu phòng, chống dịch tại các khu cách ly tập trung theo đúng quy định. Không được để lây nhiễm chéo dịch bệnh trong các cơ sở cách ly tập trung và lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

Sở Y tế chủ trì, phối hợp Sở Du lịch tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện các yêu cầu phòng, chống dịch tại các khu cách ly tập trung (khách sạn, cơ sở lưu trú đã được UBND Thành phố phê duyệt) theo đúng quy định; xử lý nghiêm khách sạn, cơ sở lưu trú không thực hiện đúng quy định về công tác phòng chống dịch COVID-19 (nếu có). 

Xem thêm

Du lịch sau dịch Covid-19 và nỗi lo bị “ăn tiền”

Du lịch sau dịch Covid-19 và nỗi lo bị “ăn tiền”

Du lịch nội địa đang rất sôi động sau dịch Covid-19. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp đã đưa ra những dịch vụ có chất lượng không đảm bảo khiến du khách không hài lòng, thậm chí nhiều trường hợp còn ẵm trọn tiền của khách rồi “bốc hơi” không lời từ biệt.
Ngân hàng tiếp sức doanh nghiệp hậu Covid-19

Ngân hàng tiếp sức doanh nghiệp hậu Covid-19

Việc ngân hàng mang đến những giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp trong thời điểm “hậu Covid-19” là cơ hội vàng để tháo gỡ những khó khăn, vượt qua ảnh hưởng của dịch bệnh để nhanh chóng hồi phục và mở rộng kinh doanh phát triển.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.