Du lịch sau dịch Covid-19 và nỗi lo bị “ăn tiền”

Du lịch nội địa đang rất sôi động sau dịch Covid-19. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp đã đưa ra những dịch vụ có chất lượng không đảm bảo khiến du khách không hài lòng, thậm chí nhiều trường hợp còn ẵm trọn tiền của khách rồi “bốc hơi” không lời từ biệt.

Muôn hình vạn trạng kiểu “ăn tiền” du khách

Trong thời gian qua, Chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” do Bộ VHTTDL phát động đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ và nhanh chóng của hầu hết các tỉnh, thành phố, các hiệp hội và doanh nghiệp du lịch trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả bước đầu đạt được, đã xuất hiện một số doanh nghiệp không đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch vẫn hoạt động, thu hút khách bằng việc giảm giá nhưng cắt bớt dịch vụ, chất lượng không đảm bảo, làm giảm giá trị chương trình du lịch và mất lòng tin của du khách.

Phòng vé Anh Anh ở Núi Trúc (Ba Đình) Hà Nội bị tố "ôm" tiền của khách "mất tích"
Phòng vé Anh Anh ở Núi Trúc (Ba Đình) Hà Nội bị tố "ôm" tiền của khách "mất tích"

 Mặc dù bị ấm ức bởi những dịch vụ kém chất lượng nhưng những hành khách trên vẫn còn “hạnh phúc chán” so với các tín đồ thích xê dịch khác khi mới đây, một số khách hàng và nhân viên bán combo du lịch đã bị chủ phòng vé Anh Anh, tại địa chỉ Núi Trúc, phố Núi Trúc, Ba Đình, Hà Nội ôm tiền bỏ trốn, khiến nhiều người mất số tiền không hề nhỏ.

Chiêu để phòng vé Anh Anh tạo niềm tin cho những cộng tác viên bán combo du lịch giá rẻ cho mình đó là trước đó đã tổ chức thành công cho nhiều đoàn khách đi du lịch với giá rất rẻ, tạo được hiệu ứng và đánh giá tốt trên fanpage Facebook. Sau đó khi có một lượng lớn khách hàng tin tưởng đặt tour, chủ phòng vé Anh Anh đã “bốc hơi” cùng với số tiền của khách hàng ước tính lên tới con số khoảng 10 tỷ đồng.

Tình trạng này không chỉ diễn ra mới đây mà đã được các công ty, phòng vé áp dụng để lừa đảo khách hàng với những hình thức giống nhau như tour giá rẻ, kèm những hình ảnh đẹp đẽ trên Facebook… Đơn cử, vào tháng 7/2019, nhiều khách hàng tố cáo công ty Mai Linh Chi (tại quận 3, TP. HCM) về việc "om" tour đi nước ngoài, lừa đảo hàng trăm khách hàng khi hàng loạt tour đều bị hủy sau khi chuyển tiền cho công ty. Hoặc có những lịch trình đáng lẽ phải xuất phát từ năm 2018 thì đến 2019 - tại thời điểm khách hàng tố cáo công ty thì vẫn không được thực hiện.

Hay như vào tháng 7/2014, vài chục du khách cũng đành “ngậm đắng nuốt cay” khi mua tour du lịch Thái Lan, Singapore... của Công ty du lịch Anh Kiệt (tại quận 4, TP. HCM) và đặt mua tour qua một website cũng đã bị thông báo hủy tour vào đúng ngày khởi hành mà không nhận được một lời giải thích cũng như thông báo thời gian khởi hành trở lại….

Xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch trái phép

Trước thông tin nhiều người sập bẫy lừa đảo combo du lịch giá rẻ, nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách du lịch khi tham gia các chương trình du lịch nội địa, đặc biệt là trong thời gian kích cầu du lịch sau dịch Covid-19 và tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình kích cầu du lịch nội địa, mới đây Tổng cục Du lịch đã ban hành công văn 898/TCDL-LH ngày 20/7 đề nghị các Sở quản lý Du lịch các địa phương rà soát các hoạt động cung cấp dịch vụ du lịch, lữ hành xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch trái phép, không đúng chức năng, cung cấp các dịch vụ kém chất lượng cho khách du lịch.

Chỉ vài ngày sau khi bị tố, ngày 20/7, phòng vé Anh Anh đã gỡ bảng tên. Ảnh VŨ AN/Báo Văn hoá
Chỉ vài ngày sau khi bị tố, ngày 20/7, phòng vé Anh Anh đã gỡ bảng tên. Ảnh VŨ AN/Báo Văn hoá

Đồng thời, yêu cầu các điểm du lịch, khách sạn, vận chuyển khách, nhà hàng và cơ sở vui chơi giải trí, dịch vụ du lịch trên địa bàn các tỉnh thực hiện tốt 4 nội dung: tăng cường kiểm soát chất lượng dịch vụ; bổ sung nguồn nhân lực, đảm bảo đủ số lượng và chất lượng; tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm tại các khu, điểm du lịch; đảm bảo thông suốt đường dây nóng, trả lời và giải quyết khiếu nại của du khách.

Ngày 20/7, Sở Du lịch Hà Nội cũng đã có văn bản gửi Công an thành phố Hà Nội, UBND quận Ba Đình và Công an quận Ba Đình đề nghị kiểm tra, xác minh xử lý thông tin phản ánh về phòng vé Anh Anh nói trên.

Với sự vào cuộc kịp thời của các cơ quan ban ngành, hy vọng trong thời gian tới các cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch trái phép, không đúng chức năng, cung cấp các dịch vụ kém chất lượng cho khách du lịch sẽ bị xử lý nghiêm, giúp cho du khách được hưởng trọn kỳ nghỉ đúng nghĩa mà không còn phải ấm ức trước những việc không đáng có. Nhất là trong bối cảnh du lịch nội địa là “cứu cánh” cho du lịch Việt Nam năm 2020 như Tiến sĩ Hà Văn Siêu - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch đã từng khẳng định trong buổi nói chuyện với báo giới trước đó.

Xem thêm

Sa Vĩ là "sản phẩm du lịch bền vững thành thị ASEAN 2020"

Sa Vĩ là "sản phẩm du lịch bền vững thành thị ASEAN 2020"

Tối qua (18/7), tại mũi Sa Vĩ – nơi địa đầu của Tổ quốc, chính quyền và người dân thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) đã long trọng đón nhận giải thưởng Cụm thông tin cổ động biên giới Sa Vĩ là "sản phẩm du lịch bền vững thành thị ASEAN 2020".

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…