Cuối năm, ngành Hải quan tập trung xử lý các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới

Trong những tháng cuối năm, Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan sẽ tập trung ngăn chặn, bắt giữ, xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo, định hướng của lãnh đạo Bộ Tài chính và lãnh đạo Tổng cục Hải quan, Cục Điều tra chống buôn lậu sẽ tập trung vào nhóm giải pháp sau:

Bám sát và thực hiện quyết liệt các chỉ đạo, chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ Tài chính về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, công tác phòng chống ma túy, phòng chống tội phạm.

Phát huy vài trò cơ quan tham mưu, giúp việc cho Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Ban chỉ đạo 389 Bộ Tài chính trong việc xây dựng các chương trình, kế hoạch, cảnh báo trong công tác công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, công tác phòng chống ma túy, phòng chống tội phạm.

Triển khai quyết liệt, áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan, tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tại các tuyến, địa bàn, mặt hàng trọng điểm.

Những tháng cuối năm ngành Hải quan tập trung xử lý các hành vi buôn lậu
Những tháng cuối năm ngành Hải quan tập trung xử lý các hành vi buôn lậu

Tập trung trọng tâm vào các loại mặt hàng cấm, hàng có giá trị lớn, thuế suất cao, hàng xuất nhập khẩu có điều kiện...; kiểm tra, giám sát chặt chẽ hàng hóa xuất nhập khẩu, đối tượng, phương tiện xuất nhập cảnh; tập trung vào các loại hình trọng điểm như gia công, sản xuất xuất khẩu, đầu tư miễn thuế, vận chuyển độc lập, hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh và hàng hóa gửi kho ngoại quan… nhằm phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ và xử lý kịp thời, có hiệu quả các hành vi vi phạm.

Tăng cường áp dụng các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát ma tuý trên tất cả các khâu, các tuyến, các địa bàn.

Thông tin liên quan đến hành vi mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma tuý phải được xử lý kịp thời, bí mật, chặt chẽ từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc vụ việc.

Đảm bảo không để lộ thông tin, đối tượng; chú trọng trong công tác kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn tội phạm ma tuý xẩy ra trong địa bàn hoạt động hải quan; chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng (Công an, Biên phòng…) trong đấu tranh các chuyên án về ma tuý…

Căn cứ Kế hoạch triển khai công tác năm 2022 của Cục, các đơn vị tiếp tục triển khai theo Kế hoạch đảm bảo chất lượng và thời hạn trình. Trong đó tập trung nguồn lực thực hiện rà soát, xử lý dứt điểm các vụ việc phát sinh, không để xảy ra tình trạng vụ việc tốn đọng vượt quá thời hạn, thời hiệu xử lý.

Căn cứ chỉ tiêu được lãnh đạo Cục giao, trưởng các đơn vị giao chỉ tiêu cho cấp phó và các cán bộ, công chức trong đơn vị. Cá thể hóa trách nhiệm cấp phó phụ trách và công chức thừa hành với kết quả thực hiện chỉ tiêu nghiệp vụ kiểm soát hải quan được giao. Gắn kết quả thực hiện chỉ tiêu nghiệp vụ kiểm soát hải quan được giao với công tác thi đua của cá nhân, đơn vị.

Tăng cường phối hợp công tác giữa các đơn vị thuộc Cục để kịp thời chia sẻ thông tin, hỗ trợ công tác nghiệp vụ, công tác hậu cần, cơ sở vật chất, trang thiết bị… đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Tiếp tục kiện toàn về công tác tổ chức cán bộ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công công tác nghiệp vụ. Tập trung mở các lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ chuyên sâu về kỹ năng thu thập, phân tích, xử lý thông tin nghiệp vụ kiểm soát hải quan, công tác trinh sát, xác minh, điều tra hình sự và công tác xử lý vi phạm...

Xem thêm

Tổng cục Hải quan: Bắt giữ hàng hoá vi phạm hơn 1.280 tỷ đồng

Tổng cục Hải quan: Bắt giữ hàng hoá vi phạm hơn 1.280 tỷ đồng

Trong quý I/2022, toàn ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp, phát hiện, bắt giữ, tổng số 3.706 vụ việc vi phạm, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính hơn 1.282 tỷ đồng. Số thu ngân sách đạt gần 70 tỷ đồng, cơ quan hải quan khởi tố 17 vụ; chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 21 vụ.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…