Cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye bị bắt giữ, đối mặt 13 cáo buộc

Sáng sớm 31/3, cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã bị bắt giữ trong cuộc điều tra về bê bối chính trị gây chấn động nước này khiến bà bị phế truất.
Cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye bị bắt giữ, đối mặt 13 cáo buộc

Sau buổi thẩm vấn kéo dài hôm 30/3, Tòa án quận trung tâm Seoul đã phê chuẩn lệnh bắt giữ bà Park với một loạt cáo buộc như hối lộ, lạm quyền và tiết lộ bí mật của chính phủ.

Bà Park Geun-hye bị phế truất chức tổng thống theo quyết định của Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc ngày 10/3 vừa qua. Cựu lãnh đạo này bị cho là đã để người bạn thân Choi Soon-sil can thiệp vào công việc nhà nước và trục lợi bằng cách sử dụng ảnh hưởng dựa trên các mối quan hệ với tổng thống.

"Hiện, bà Park đối mặt với 13 cáo buộc hình sự, trong đó có tham nhũng, lạm quyền, ép buộc hối lộ, tiết lộ bí mật của chính phủ...

Nhóm công tố đặc biệt đã gửi đề nghị lên Tòa án quận trung tâm Seoul sáng 27/3 xin lệnh bắt giữ bà, viện dẫn tính chất nghiêm trọng của các tội danh và khả năng tiêu hủy chứng cứ.

Như vậy với động thái trên, bà Park Geun-hye là cựu tổng thống thứ 3 của Hàn Quốc bị bắt giữ với các cáo buộc hình sự, sau hai ông Roh Tae-woo và Chun Doo-hwan.

Đây là kết cục bi thảm cho sự nghiệp chính trị của bà Park Geun-hye, người lên nắm quyền 4 năm trước với cam kết về một nhiệm kỳ tổng thống làm việc theo nguyên tắc, đáng tin cậy và không tham nhũng.

>> Con đường chính trị của Tổng thống bị phế truất Park Geun-hye

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.