Đà Nẵng đặt mục tiêu đô thị hóa 90% giai đoạn 2018 – 2025

TP Đà Nẵng đặt mục tiêu giai đoạn 2018 – 2025 đạt tỷ lệ đô thị hóa 87 - 90%, chỉ tiêu đất giao thông đô thị 19 – 21 m2/ người, vận tải hành khách công cộng đáp ứng 40%...
Đà Nẵng đặt mục tiêu đô thị hóa 90% giai đoạn 2018 – 2025

UBND TP Đà Nẵng vừa ban hành quyết định phê duyệt Chương trình phát triển đô thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018 – 2030, trên quan điểm Chương trình phát triển đô thị phải phù hợp với Chương trình phát triển đô thị quốc gia, mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và khả năng huy động nguồn lực tại địa phương.

Cụ thể, TP Đà Nẵng đặt mục tiêu giai đoạn 2018 – 2025 đạt tỷ lệ đô thị hóa 87 - 90%, chỉ tiêu đất giao thông đô thị 19 – 21 m2/ người, vận tải hành khách công cộng đáp ứng 40%, tổng nhu cầu cấp nước đô thị và nông thôn liền kề khoảng 462.000 m3/ngày, tỷ lệ dân cư được cấp nước sạch đạt 97 - 100% cho nội thành và 95% cho ngoại thành, nước thải được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường đạt 60 - 70% (nội thành đạt 85%).

Đà Nẵng cũng đặt chỉ tiêu đất cây xanh sử dụng công cộng đô thị đạt 6 - 8 m2/người, chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn thành phố đến năm 2020 đạt trên 28 m2/người, trong đó tại khu vực đô thị đạt 29 m2/người và tại khu vực nông thôn đạt 27 m2/người, tỷ lệ nhà kiên cố trên 51%, tỷ lệ nhà chung cư trong các dự án nhà ở đạt trên 60%...

Giai đoạn 2025 – 2030 dự báo dân số TP Đà Nẵng khoảng 2,5 triệu người (cả quy đổi), trong đó dân số chính thức khoảng 2,3 triệu người. Đà Nẵng đặt chỉ tiêu giai đoạn này tỷ lệ đô thị hóa khoảng 90 - 93%; chỉ tiêu đất giao thông đô thị 19 – 21m2/người.

Vận tải hành khách công cộng đáp ứng 50% sau năm 2030, chỉ tiêu tổng nhu cầu cấp nước đô thị và nông thôn liền kề khoảng 832.000 m3/ngày, tỷ lệ dân cư được cấp nước sạch đạt 100% cho toàn thành phố, chỉ tiêu đất cây xanh sử dụng công cộng đô thị 6-8 m2/người.

Chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn thành phố đến năm 2030 đạt trên 31 m2/người, trong đó tại khu vực đô thị đạt 31,5 m2/người và tại khu vực nông thôn đạt 29 m2/người; tỷ lệ nhà kiên cố trên 60%, tỷ lệ nhà chung cư trong các dự án nhà ở đạt trên 70%.

Dự kiến, tổng vốn ngân sách đầu tư cho các dự án ưu tiên giai đoạn 2018 - 2020 khoảng 18.848 tỷ đồng, giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 10.535 tỷ đồng, các nguồn vốn đầu tư xây dựng khác khoảng 38.125 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…