Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ tính xác thực của các phiên livestream bán hàng thu trăm tỷ đồng

Thời gian vừa qua, việc các phiên livestream bán hàng online trên thương mại điện tử đạt doanh thu lên tới hàng trăm tỷ/ngày đã thu hút rất nhiều sự chú ý và đặt ra nghi vấn về tính xác thực…

Đại biểu Đỗ Chí Nghĩa (đoàn Phú Yên) đặt câu hỏi tại phiên chất vấn Bộ Công Thương
Đại biểu Đỗ Chí Nghĩa (đoàn Phú Yên) đặt câu hỏi tại phiên chất vấn Bộ Công Thương

Trong phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 7 chiều 4/6, đại biểu Đỗ Chí Nghĩa (đoàn Phú Yên) đã đặt vấn đề, trong thời gian qua, mạng xã hội xôn xao những cuộc livestream bán hàng trên các ứng dụng doanh thu đạt cả trăm tỷ/ngày, những thông tin quảng bá đó có đúng hay không? Với hình thức kinh doanh thương mại điện tử, cần phải làm thế nào để quản lý được chất lượng của các sản phẩm theo hình thức kinh doanh này?

Đặc biệt, giá bán ở các phiên livestream thường thấp hơn giá đại lý rất nhiều, gây bất ổn thị trường. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương nhận định vấn đề này và cách xử lý, có thể học hỏi kinh nghiệm nào trên thế giới để giải quyết triệt để.

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, việc quản lý hoạt động livestream bán hàng trên thương mại điện tử rất khó khăn, không chỉ là trách nhiệm của ngành công thương mà rất nhiều ngành như công nghệ thông tin, tài chính.

Giải pháp tốt nhất là Bộ sẽ chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan để kiểm tra, kiểm soát và xử lý, sử dụng lực lượng quản lý thị trường để phát hiện, đấu tranh làm rõ những hành vi sai phạm, nhất là tìm các địa điểm mà đối tượng tập kết hàng hóa, thường xuyên giao dịch.

Đồng thời, tiếp tục rà soát cơ chế chính sách, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật. Đảm bảo hoàn thiện, nâng cao vai trò quản lý nhà nước của chính quyền địa phương trong việc xem xét, xử lý xung đột về lợi ích ban đầu xảy ra trong các trường hợp này.

Đối với các trường hợp có căn cứ là vi phạm, Bộ Công Thương sẽ hoàn tất hồ sơ chuyển hồ sơ tới các cơ quan chức năng xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật. Làm tốt công tác truyền thông để người tiêu dùng nhận thức và tránh được những hiện tượng vi phạm.

Tuy nhiên, phần trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên không trả lời thẳng vào vấn đề bán hàng doanh thu trăm tỷ là thật hay ảo nên đại biểu đoàn Phú Yên đã giơ biển xin tranh luận.

"Tôi đề nghị Bộ trưởng trả lời thẳng vào câu hỏi là các livestream vừa rồi Bộ biết không, thật hay ảo, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như thế nào", ông Nghĩa đề nghị.

Đại biểu Nghĩa cho rằng, giải pháp của Bộ Công Thương là quản lý các sàn thương mại điện tử thì rất dễ vì đã có định danh. Nhưng các cá nhân bán hàng mới là vấn đề đáng lo, họ livestream bán hàng doanh thu cả trăm tỷ đồng/ngày là vấn đề rất lớn. Nếu như đi theo giải pháp là xóa các trang như Bộ trưởng trình bày thì cũng không giải quyết được vì lập lại trang mới rất dễ.

Việc cứ đuổi theo như vậy rất khó giải quyết dứt điểm vấn đề này. Nếu không đi đúng hướng thì cơ quan quản lý rất vất vả, cứ đuổi theo như một ma trận, trong khi người tiêu dùng thì lãnh đủ, thuế thì thất thu.

Dù đã dùng đến quyền tranh luận nhưng đại biểu đoàn Phú Thọ vẫn chưa nhận được câu trả lời cho câu hỏi về tính xác thực của các phiên livestream doanh thu hàng trăm tỷ/ngày.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...