Đại hội cổ đông Eximbank: Nóng nhiều vấn đề lớn

Hôm nay (27/4), Eximbank tổ chức Đại hội cổ đông thảo luận về nhiều vấn đề như giám sát chặt công tác kiểm phiếu bầu cử bổ sung thành viên HĐQT; chất vấn về trách nhiệm của lãnh đạo liên quan đến các
Đại hội cổ đông Eximbank: Nóng nhiều vấn đề lớn

Căng thẳng nhân sự cao cấp

3 ngày trước, Eximbank cho biết, trong Đại hội cổ đông sẽ bầu bổ sung thành viên HĐQT. Tài liệu gửi tới cổ đông cho biết đại hội lần này sẽ bầu bổ sung 2 thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ hiện tại nhưng có tới 4 ứng viên. Tuy nhiên, trước khi vào đại hội, được biết Ngân hàng Nhà nước chỉ chấp thuận 1 người trong số 4 ứng viên để bầu bổ sung vào HĐQT Eximbank là bà Lương Thị Cẩm Tú - nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Nam Á (Nam A Bank).

Bà Tú sinh năm 1980 tại Nha Trang- Khánh Hòa, có học vị cừ nhân chuyên ngành Quản lý kinh doanh - Đại học Văn Lang, thạc sĩ quản trị kinh doanh - Griggs University. Bà Tú từng đảm nhiệm vị trí Phó phòng kinh doanh, trợ lý giám đốc, Phó giám đốc và Giám đốc Sacombank chi nhanh Khánh Hòa và sau đó là MHB rồi đến Ngân hàng Nam Á.

Ngân hàng Nam Á, nơi bà Tú từng làm tổng giám đốc, dự định tổ chức đại hội cổ đông bất thường vào ngày 5-3-2018. Tuy nhiên trước đó vài ngày ngân hàng này thông báo hủy kế hoạch "vì một số lý do khách quan".

Trước đó mối quan hệ giữa NH Nam Á và Eximbank từng được đồn đoán từ giữa năm 2014 và lên cao trào đầu năm 2015 khi thị trường rộ lên thông tin Vietcombank đã chuyển nhượng phần vốn trên 8,2% của mình tại Eximbank cho Ngân hàng Nam Á.

Áp lực từ việc chất vấn mức độ thiệt hại 

Trước đó, nhiều cổ đông Eximbank cho biết sẽ chất vấn về mức độ thiệt hại, trách nhiệm của HĐQT, ban tổng giám đốc liên quan đến nhóm khách hàng bị mất 50 tỉ đồng gửi tại Eximbank Chi nhánh Vinh (tỉnh Nghệ An), một khách hàng bị mất 10 lượng vàng gửi tại Eximbank Hải Phòng; đặc biệt là vụ bà Chu Thị Bình mất 245 tỉ đồng do ông Lê Nguyễn Hưng - nguyên Phó Giám đốc Eximbank Chi nhánh TP HCM - chiếm đoạt (hiện đã bỏ trốn), dẫn đến vụ án hình sự "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", 5 nữ nhân viên bị khởi tố (2 người bị tạm giam). 

Liên quan đến vụ 245 tỉ bị mất của bà Chu Thị Bình cũng như 50 tỉ của 6 khách hàng tại Nghệ An, lãnh đạo Eximbank cho biết vì chưa có kết luận của cơ quan điều tra nên chưa đủ cơ sở pháp lý trả lại đồng thời muốn đạt thỏa thuận "thấu tình đạt lý" với bà Bình.

Cụ thể, Eximbank cho biết từ cuối tháng 2-2017 đã phát hiện số dư tiền gửi của bà Chu Thị Bình trên hệ thống ngân hàng có sự chênh lệch với số dư thể hiện trên các sổ tiết kiệm mà bà Bình đang giữ.

Ngân hàng này cho biết ngay khi phát hiện sự việc Eximbank đã có đơn gửi cơ quan cảnh sát điều tra (C44) để yêu cầu xác minh làm rõ.

Đến ngày 12/6/2017, C44 đã có thông báo cho Eximbank là chữ ký của bà Chu Thị Bình trên các chứng từ có liên quan đến việc rút tiền là thật.

Sau đó tháng 12/-2017 C44 đã ra quyết định khởi tố vụ án, đồng thời có quyết định truy nã với ông Hưng. "Xét thấy các chứng từ rút tiền có chữ ký thật của bà Bình, trong khi vụ án chưa có kết luận của cơ quan điều tra nên Eximbank chưa có đủ cơ sở pháp lý để chi trả tiền cho bà Bình nên hai bên chưa tìm được tiếng nói chung", lãnh đạo Eximbank khẳng định.

Ngân hàng này cũng cho biết trong khi chờ phán quyết của tòa án, ngân hàng vẫn thiện chí để cùng bà Bình đi đến một thỏa thuận thấu tình đạt lý, đúng quy định của pháp luật.

Ngân hàng này cũng cho biết ngay sau khi xảy ra vụ mất 245 tỉ đồng của bà Chu Thị Bình, ngân hàng đã rà soát lại công tác huy động vốn toàn hệ thống. Kết quả không có dấu hiệu bất thường ngoài vụ bà Chu Thị Bình và vụ 50 tỉ đồng bốc hơi tại Eximbank Nghệ An.

Trong khi đó, ngay trước thềm đại hội, cả bà Chu Thị Bình lẫn ông Nguyễn Tiến Nam - người bị mất 28 tỉ đồng trong vụ 50 tỉ đồng bốc hơi tại Eximbank Đô Lương - đều "tố" Eximbank cố tình câu giờ nhằm tránh sức ép trước đại hội cổ đông.

"Hành động và việc làm của Eximbank là bất nhất, không tôn trọng chữ tín và thiếu chuẩn mực và cố tình câu giờ nhằm né tránh áp lực trước dư luận và các cổ đông đòi hỏi xem xét trách nhiệm trực tiếp của các thành viên HĐQT và Ban lãnh đạo ngân hàng này", bà Bình nói.

Tối hôm qua, 26/4, bà Chu Thị Bình tiếp tục phát đi văn bản yêu cầu Eximbank trả ngay 245 tỉ đồng mà không cần phán quyết của tòa án.

Ngày 6/4 vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu Bộ Công an và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật đối với kiến nghị của bà Chu Thị Bình và có trả lời cho bà Bình và luật sư.

... Tiếp tục cập nhật 

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Thành viên CBBank, đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank từ ngày 16/1/2025, đánh dấu sự trở lại sau gần 10 năm rời ngân hàng này để tái cấu trúc CBBank...

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...