Đầu tư sân bay: Doanh nghiệp nêu 5 kiến nghị tăng thu hút vốn xã hội hóa

Thời gian tới sẽ cần trên 128.000 tỷ đồng vốn xã hội hóa đầu tư sân bay. Tuy nhiên doanh nghiệp tư nhân không mặn mà với khoản đầu tư này do nguồn vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu và tiềm ẩn rủi ro.
Đầu tư sân bay: Doanh nghiệp nêu 5 kiến nghị tăng thu hút vốn xã hội hóa

Khó thu hút vốn xã hội hóa đầu tư sân bay

Hiện nay, theo chủ trương xây mới, mở rộng 4 dự án sân bay Nà Sản (Sơn La), Vinh (Nghệ An), Chu Lai (Quảng Nam), Cần Thơ (TP Cần Thơ) sẽ huy động vốn xã hội hóa đầu tư.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư (Bộ GTVT) cho biết, nhiều nhà đầu tư quan tâm đến các dự án trên, nhưng "đến rồi lại đi".

Nguyên nhân là do thủ tục quy hoạch hàng không khá phức tạp, phải đánh giá vùng trời, báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Với cảng hàng không hiện hữu, việc thu hút đầu tư sân bay phức tạp hơn, khi phải điều chỉnh, bổ sung các chính sách pháp luật để tạo cơ chết cho doanh nghiệp đầu tư.

Chưa kể, đầu tư một sân bay, tuổi đời thu hồi vốn của sân bay dài. Như sân bay Vân Đồn, vốn đầu tư của tư nhân hơn 6.750 tỷ nhưng mất đến 46 năm để hòa vốn.

Hay như dự án sân bay Sa Pa, vốn xã hội hóa dự kiến huy động khoảng 4.000 tỷ, nhưng thời gian thu hồi vốn phải đến 45 năm.

Lào Cai than khó khi thu hút vốn xã hội hóa đầu tư sân bay Sa Pa
Lào Cai than khó khi thu hút vốn xã hội hóa đầu tư sân bay Sa Pa

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường than thở, nếu có thể chế giúp nhà đầu tư thu hồi vốn nhanh thông qua cơ chế mở thì rất tốt. Ví dụ như Lào Cai, riêng hỗ trợ nhà đầu tư xe buýt đã bỏ ra 15 tỷ/năm thì với một khoản đầu tư lớn như sân bay thiết nghĩ cần có cơ chế hỗ trợ để chung tay, có trách nhiệm với nhà đầu tư.

Tư nhân đề xuất 5 kiến nghị

Dựa trên những kinh nghiệm của mình, Giám đốc Cảng hàng không Vân Đồn ông Phạm Ngọc Sáu cho rằng để thu hút nguồn vốn xã hội hóa đầu tư sân bay, trước hết phải tạo được hành lang pháp lý, chính sách rõ ràng để các nhà đầu tư yên tâm. Có một số quy định dù nhỏ thôi nhưng cũng có thể tác động đến tâm lý của các nhà đầu tư. Tất cả đều nên đưa vào các văn bản quy phạm pháp luật như trong luật, thông tư, nghị định để khi triển khai tất cả đã có sẵn, chúng ta cứ thế là làm.

Hiện tại, các văn bản quy phạm pháp luật chưa có gì liên quan đến mảng đầu tư tư nhân trong hoạt động hàng không.

Thứ hai, với các địa phương có nhu cầu đầu tư, đặc biệt những nơi đã có các nhà đầu tư mong muốn tham gia thì phải đưa vào hệ thống đầu tư. Việc đầu tư sân bay sẽ đem lại lợi ích kinh tế - xã hội cho địa phương rất nhiều nên khi có nhà đầu tư là quá tốt.

Thứ ba, khi triển khai cảng hàng không mới, có rất nhiều vướng mắc. Để tháo gỡ cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương. Ví dụ như với Cảng hàng không Vân Đồn, việc bàn giao tháp không lưu năm xưa, đã mất đến hơn 3 năm chưa đến điểm chốt được.

Thứ tư, cần có những chính sách khuyến khích để các nhà đầu tư có những hợp đồng trọn gói, tạo sự đồng bộ, dễ đầu tư hơn, tránh việc xé lẻ.

Thứ năm, những thông tin về dự án đầu tư cần được cung cấp rộng rãi tới nhà đầu tư để họ dễ nghiên cứu, tìm hiểu.

Xem thêm

Bộ GTVT sẽ làm việc với 10 tỉnh muốn xây sân bay mới

Bộ GTVT sẽ làm việc với 10 tỉnh muốn xây sân bay mới

Trong quá trình làm việc với các địa phương, cần đánh giá khả năng hình thành sân bay mới theo tiêu chí đã xây dựng tại hồ sơ quy hoạch sân bay toàn quốc; đánh giá khả năng khai thác dân dụng theo mô hình sân bay chuyên dùng.

Có thể bạn quan tâm