Đầu tư Skyway: Mua niềm tin - Bán tương lai?

Đó có lẽ là câu chính xác nhất với những người tham gia Skyway. Người bỏ tiền đầu tư giống như mua một món hàng "bằng niềm tin", người ra sức mời chào nhà đầu tư thì dùng những "chiêu thức" tinh vi, v
Bức ảnh được đăng tải trên trang chủ của Skyway với lời giới thiệu Thủ tướng Nga đang tham dự sự kiện của Skyway
Bức ảnh được đăng tải trên trang chủ của Skyway với lời giới thiệu Thủ tướng Nga đang tham dự sự kiện của Skyway

Nhưng, bức tranh về một tương lai xán lạn ấy đã được vẽ lên như thế nào, và đằng sau nó là gì?

"Ma trận" thông tin về dự án “trăm tỷ đô”

Trở lại với những gì mà “truyền thông quốc tế” ca ngợi được Skyway đăng tải trên trang webhttp://rsw-systems.com (được giới thiệu là trang web chính thức của dự án), nhiều người đặt câu hỏi về tính chính xác của các thông tin này.

Như đã đề cập ở bài trước, các trang web (tiếng Anh) đăng tải về Skyway như The Daily Telegraph hay The Advisiter đều là các trang tin tức về thể thao, giải trí. (Lưu ý: The Daily Telegraph (https://www.dailytelegraph.com.au/) là một tờ báo của Australia, chỉ có cái tên na ná tờ The Telegraph (https://www.telegraph.co.uk/) nổi tiếng của Anh)

Điều này khiến nhiều nhà đầu tư đặt câu hỏi: Tại sao một dự án được ca ngợi như một "công nghệ của tương lai" lại chỉ được đăng tải trên các trang tin, báo ít tên tuổi? Tại sao dự án chưa một lần được các tờ báo uy tín như CNN, BBC, The New York Times hay các hãng thông tấn hàng đầu thế giới đề cập đến? 

Đáng chú ý, các bài viết về dự án (được Skyway giới thiệu trong phần báo chí nói về dự án) đều không được đăng tải trực tiếp trên trang tin đó hoặc thậm chí không tồn tại. Cụ thể: Khi click vào bài viết “Rod Hook unveils $13m elevated, driverless SkyWay train plan for Flinders University” (được giới thiệu là đăng trên tranghttps://www.dailytelegraph.com.au), sẽ được dẫn tới link bài viết với một đoạn mã đầu dạng http://online.isentialink.com rồi mới đến tên miền của trang The Daily Telegraph. Đáng nói là nếu tìm kiếm trên chính trang chủ của tờ The Daily Telegraph với tít bài ấy thì kết quả là bài viết không tồn tại. Điều tương tự cũng xảy ra với nhiều "bài báo" khác được Skyway giới thiệu trên trang chủ của mình. 

Trao đổi với một số chuyên gia IT về hiện tượng này, tất cả đều chung một nhận định: Không loại trừ khả năng những "bài báo" ấy là một dạng fakenews. Theo đó họ đã cố tình tạo ra các trang tin tức giả, có giao diện giống hệt để khiến người đọc tin rằng mình đang đọc một bài báo thật. 

Tại Việt Nam, những thông tin trên báo chí, truyền hình về dự án Skyway cũng có thể dễ dàng tìm thấy sau một cuộc hội thảo do Skyway phối hợp với trường Đại học GTVT Hà Nội tổ chức vào năm 2018. Những bài báo, phóng sự này thường được những "tư vấn" như H đưa ra như bảo chứng cho Skyway. Tuy nhiên đằng sau những thông tin này cũng có khá nhiều thông tin bất ngờ.

Cụ thể, khi liên hệ với PGS.TS Nguyễn Thanh Chương - Phó Hiệu trưởng trường đại học GTVT, người xuất hiện khá nhiều trên các trang của Skyway, để tìm hiểu, ông Chương bất ngờ cho biết: "Chúng tôi được bên đó (tức Skyway_PV) liên hệ để tổ chức hội thảo bàn về dự án này. Và đúng là chúng tôi có mở hội thảo để thảo luận, có mời báo chí đến đưa tin. Chúng tôi cũng mời nhiều chuyên gia trong ngành đến tham dự hội thảo. Tuy nhiên, trong quá trình diễn ra hội thảo, họ (phía Skyway) không trả lời được các câu hỏi chuyên môn của chúng tôi về kỹ thuật, thiết kế, vận hành hay đo đạc nào của dự án. Và chúng tôi cũng chưa ký kết hợp tác nghiên cứu nào với họ. Hơi đáng buồn là chỉ khi diễn ra hội thảo rồi, chúng tôi mới biết, họ đang tìm cách kêu gọi vốn,” ông Chương chia sẻ. 

Ông Chương với bức ảnh phát biểu tại hội thảo khiến nhiều người liên lạc với ông để hỏi về dự án này - Nguồn ảnh: baogiaothong.vn
Ông Chương với bức ảnh phát biểu tại hội thảo khiến nhiều người liên lạc với ông để hỏi về dự án này -  Nguồn ảnh: baogiaothong.vn

Ông Chương còn khẳng định thêm, "Khi thông tin về hội thảo được đăng tải trên các trang báo cũng như một số kênh truyền hình, đặc biệt là hình ảnh tôi phát biểu, đã có nhiều người liên lạc với tôi để hỏi. Nhưng thực chất, phía Skyway không đưa ra được thông tin nào về dự án. Những điều mà họ (tức Skyway) vẽ ra, bạn thấy đấy, nó giống như một hệ thống giao thông của tương lai chứ không tồn tại ở thế kỷ 21". 

Nhà tư vấn H. đến từ ATM Academy từng nhấn mạnh rằng, Skyway đã ký kết hợp tác với Trường Đại học Giao thông Vận tải để cung cấp nguồn nhân lực nhằm nghiên cứu thêm về dự án tại Việt Nam. Nhưng trước những gì được ông Chương xác nhận, nhà đầu tư nên tin bên nào? 

Suy cho cùng, mục đích thực sự của việc tổ chức hội thảo này là gì? Để giới chuyên gia hàng đầu Việt Nam tìm hiểu về dự án? Để đánh giá tính khả thi công trình này khi ứng dụng tại Việt Nam? Hay chỉ để trở thành “cái cớ” giúp Skyway nghiễm nhiên được nhiều tờ báo uy tín đánh giá là một dự án vô cùng tiềm năng? Liệu đây có phải là một trong những bước đi bài bản của tập đoàn này để trở nên đáng tin hơn trong mắt nhà đầu tư Việt Nam?

Mở rộng thêm về những hợp đồng ký kết của Skyway với Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Philippine, các thông tin tiếp tục là một “ẩn số”.

Cụ thể, trên trang world-bank.cf mà H giới thiệu, Skyway nhấn mạnh, đã ký kết hơn 10 dự án với Indonesia. Thậm chí, hợp đồng được ký kết với quốc gia này có giá trị lên đến 42 tỷ USD. Tuy nhiên, khi nhấn vào link, không thấy có bất kỳ hình ảnh nào về lễ ký kết, càng không có hình ảnh về bản hợp đồng với “chữ ký, con dấu” của các bên (!).

Skyway quảng cáo là đã được ký kết tại nhiều quốc gia nhưng lại không đăng tải bất cứ tin tức nào về việc ký kết - Ảnh chụp từ website world-bank.cf
Skyway quảng cáo là đã được ký kết tại nhiều quốc gia nhưng lại không đăng tải bất cứ tin tức nào về việc ký kết - Ảnh chụp từ website world-bank.cf

Thậm chí, các link trên trang web đều dẫn về các link bài viết (không liên quan đến việc ký kết hợp đồng với đối tác) trên trang http://rsw-systems.com hoặc đơn cử nhất, là dẫn về một bức ảnh chụp cảng Jorong Port. 

Link đưa thông tin về "Hợp đồng với Indonesia 42 tỷ USD" lại dẫn đến website https://jorongport.com/ với duy nhất 1 bức ảnh toàn cảnh 1 bến cảng, ngoài ra không hề có bất cứ thông tin gì khác.
Link đưa thông tin về "Hợp đồng với Indonesia 42 tỷ USD" lại dẫn đến website https://jorongport.com/  với duy nhất 1 bức ảnh toàn cảnh 1 bến cảng, ngoài ra không hề có bất cứ thông tin gì khác. 

Nếu dừng việc tìm hiểu và xác minh thông tin về Skyway tại đây, cũng đã có không ít nghi vấn đặt ra, càng có không ít những thông tin cần xác thực. Nhưng ai sẽ có nhiệm vụ trả lời, chứng minh cho các nhà đầu tư? Đó là Tập đoàn Skyway tại Berlarus xa xôi hay các đại diện và những người giới thiệu về dự án này tại Việt Nam? Và không chỉ có vậy...

Xem thêm

Đầu tư Skyway: Ván bài lật ngửa, đa cấp lộ diện!

Đầu tư Skyway: Ván bài lật ngửa, đa cấp lộ diện!

Đại diện uỷ quyền quốc tế và Việt Nam của Skyway, bà Nguyễn Thị Lan Hương khẳng định rằng, cổ phiếu của Skyway đang được bán theo hình thức đa cấp. Nhưng việc bán cổ phiếu này chưa được sự cho phép củ

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...